Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Những trang bị rẻ tiền khiến "thượng đế" phiền lòng

Những màn hình nhỏ xíu

Nội thất xe hơi ngày nay thường được thiết kế nhằm gây ấn tượng bằng những thiết bị kích thước lớn, như màn hình cảm ứng cỡ một chiếc iPad ngay trên bảng điều khiển để kiểm soát hệ thống thông tin giải trí. Và những màn hình cảm ứng này là tùy chọn. Vậy việc gì xảy ra khi khách hàng không chọn chúng? Họ sẽ có một màn hình tí hin khá kỳ cục với phần lớn diện tích xung quanh là nhựa.



Cửa kính quay tay

Thường chỉ cửa sổ chỗ tài xế có thể điều khiển điện, còn lại đều phải quay tay. Điều này có thể khiến nhiều khách hàng cảm thấy như mình vừa được đưa trở về quá khứ. Có người còn hài hước: "Cá nhân tôi thích cửa sổ quay tay. Việc này giúp tôi luyện tay thêm cứng cáp".

Không Bluetooth

Và dù các bộ đầu trong phần lớn mẫu xe cơ bản đều đã tích hợp Bluetooth, thì hệ thống tự động ngắt kết nối cho tới khi người sử dụng kiểm tra trong phần tùy chọn. Và tính năng này được cho là không đáng nằm trong danh sách cắt giảm chi phí.

Cần gạt nước hoạt động không ngừng

Độc giả của Jalopnik nhận xét đây là một trong những đặc tính cắt giảm chi phí "độc ác" nhất. Trên một số mẫu xe, cần gạt nước hoạt động theo kiểu có lúc tạm dừng là tùy chọn. Và mọi công nghệ cần thiết để giúp thiết bị này làm việc có lúc dừng, lúc nghỉ tự động đều nằm gọn trong thân cần gạt nước. Và thân cần gạt kiểu hoạt động không biết nghỉ ngơi (cho đến khi lái xe tự tắt) và loại làm việc có điều độ một cách tự động hoàn toàn có thể đổi cho nhau. Vì thế việc chỉ trang bị cho xe loại cần gạt siêu "chăm chỉ" khiến một số khách hàng cảm thấy như mình bị trừng phạt.

Loa đồng trục nón giấy

Các hãng xe bị cho là nhiều khi lạc hậu đến khó tin trong việc trang bị hệ thống stereo trên những mẫu xe giá rẻ. Họ có thể dùng một bộ đầu với công nghệ hiện đại (như tích hợp USB, iPod, Bluetooth, màn hình LCD), nhưng sau đó lại thụt lùi khi kết hợp với một hệ thống stereo loa giấy rẻ tiền có từ giữa những năm 1970.

Phanh tang trống

Phanh tang trống ở bánh sau đủ tốt cho những chuyến di chuyển hàng ngày. Nhưng đã đến lúc các nhà sản xuất nên trang bị phanh đĩa cho cả bốn bánh dù họ có muốn "hà tiện" đến mấy.

Không có lốp dự phòng

Bộ đồ nghề kiểu chuyên nghiệp mà ngày nay nhiều khách hàng nhận được thay vào các món đồ thay thế sẽ trở nên vô dụng nếu một chiếc lốp bị nổ giữa đường và không có lốp thay.

Những chiếc nút trống trơn

Trên nhiều mẫu xe, vị trí để gắn những chiếc nút có thể chỉ là một mặt phẳng thông thường, cho tới khi khách hàng chọn thêm một tính năng nào đó. Ví dụ xe GM vào những năm 1960 và 1970, nếu không đặt thêm đồng hồ, hãng sẽ gắn vào đó những chiếc nút trống trơn.

Có nên mua lại xe sang đã qua sử dụng?

Nắm bắt được tâm lý này, Mercedes-Benz là nhãn hiệu hạng sang đi tiên phong giới thiệu chương trình Xe đã qua sử dụng chính hãng mang tên Proven Exclusivity, nhằm giúp khách hàng có thể trao đổi, mua bán và ký gửi các mẫu xe Mercedes-Benz đã qua sử dụng. Điểm nổi bật của chương trình này là giải quyết 2 mối băn khoăn lớn của khách hàng mùa xe cũ:



- Nguồn gốc xe phải minh bạch

- Chất lượng xe phải được đảm bảo

Để mang tới điều đó, Mercedes-Benz buộc các xe có chứng nhận Proven Exclusivity đạt các yêu cầu và đưa ra những đảm bảo sau:

- xe phải đạt 110 điểm kiểm tra kỹ thuật trở lên, sử dụng không quá 4 năm hoặc 80.000km.

- xe sẽ được hãng bảo hành 6 tháng hoặc 15.000km, tuỳ theo điều kiện nào đến trước. Khách hàng cũng có thể ký gửi xe tại các đại lý để nâng cấp lên xe Mercedes-Benz hoàn toàn mới.

- Lái thử xe, tư vấn chuyên gia và hỗ trợ tài chính nếu cần

Ông Dirk Adelmann, Giám đốc Kinh doanh & Tiếp thị của Mercedes-Benz Việt Nam cho biết: “Đây là cơ hội cho những khách hàng mong muốn sở hữu một chiếc Mercedes-Benz với mức chi phí ban đầu thấp hơn. Với chương trình xe đã qua sử dụng chính hãng - Proven Exclusivity, khách hàng có thể tránh được các rủi ro thiếu thông tin khi chọn mua xe đã qua sử dụng trên thị trường.”

Hệ thống kinh doanh xe chính hãng đã qua sử dụng của Mercedes-Benz hình thành từ năm 2011 với đại lý Haxaco Võ Văn Kiệt, Vietnam Star Phú Mỹ Hưng, Vietnam Star Trường Chinh… Để chào đón tết nguyên đán Giáp Ngọ, Mercedes-Benz giới thiệu chương trình “Lên Merc đón xuân“. Theo đó, khách hàng khi đổi từ xe cũ của bất cứ nhãn hiệu nào để mua xe mới Mercedes-Benz sẽ nhận được “lộc tết“ giá trị.

Lốp xe càng dùng lâu càng … như mới

Michelin vừa công bố một loại lốp mới mang tên Premier A/S với tính năng EverGrip (tạm dịch: luôn bám đường) và ngay lập tức thu hút sự chú ý của truyền thông vì những lời quảng cáo có cánh. Theo Michelin, Premier A/S  không chỉ là lốp xe thông thường, mà đó là “tiến bộ mang tính cách mạng trong công nghệ chế tạo lốp xe” và rằng loại lốp này “có thể phá vỡ những khuôn mẫu truyền thống về lốp”.



Michelin tự tin như vậy là có lý do của họ. Vòng cao su trong loại lốp xe mới của hãng thực sự đã được chế tạo theo một cách thức độc đáo giúp chống lại vấn đề  của tất cả các loại lốp hiện có trên thị trường: mất dần khả năng vận hành ổn định khi mài mòn, đặc biệt trong điều kiện trời mưa, đường ướt.

2 loại vật liệu mới xuất hiện trong lốp Premier A/S là “một hàm lượng lớn silica” nhằm tăng khả năng bám đường, và dầu hướng dương nhằm đảm bảo độ dẻo dai của lốp và hoa lốp trong thời tiết giá lạnh. Các lớp cao su cũng được cấu tạo theo cách thức mới, silica và dầu hướng dương được phân phối đều khắp lốp xe, tạo nên một loại lốp mới có độ bền cao và cực kỳ linh hoạt.

Không dừng lại ở đó, thiết kế rãnh lốp còn trở nên rộng hơn khi lốp bắt đầu mòn. Khi chiều sâu của rãnh giảm dần, hậu quả với các loại lốp thông thường là nước khó thoát khỏi điểm tiếp xúc giữa lốp và mặt đường. Nhưng với cấu tạo mới, lốp Premier A/S nới rộng rãnh, giúp nước vẫn thoát ra tốt. Thêm vào đó, với khoảng 150 rãnh ở cấu tạo lớp ngoài cùng của lốp sẽ lộ ra khi lốp mòn đi, khả năng giữ độ bám đường và ổn định cho xe của loại lốp này sẽ tương đương với bộ lốp mới tinh, ngay cả khi nó đã mòn.

Người lái xe an toàn nhận thêm ưu đãi của Bảo hiểm Toàn Cầu

"Sau khi phân tích dữ liệu về nhu cầu bảo hiểm vật chất ôtô và đặc điểm giao thông của Việt Nam, chúng tôi bổ sung nhiều yếu tố quan trọng khác như thương hiệu xe, vùng miền, tuổi xe… và đặc biệt là yếu tố lịch sử bồi thường để đưa ra mức phí phù hợp với từng đối tượng", ông Henry Schoenball, chuyên gia định phí của Tập đoàn Bảo hiểm ERGO (Đức), cổ đông chiến lược của Bảo hiểm Toàn Cầu chia sẻ.



Các yếu tố này áp dụng vào sản phẩm bảo hiểm vật chất ôtô mới của Toàn Cầu sẽ giúp khách hàng hưởng mức phí công bằng hơn. Khách hàng có rủi ro thấp trả phí thấp, ít xảy ra tổn thất sẽ được giảm phí nhiều hơn. Dòng sản phẩm bảo hiểm này áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp (dưới 5 xe) và chỉ tập trung cho loại xe không kinh doanh, dưới 9 chỗ ngồi.

Phí bảo hiểm ưu đãi đến 30% cho khách lái xe an toàn và từ 30-40% mức phí cho khách hàng chọn mức miễn thường có khấu trừ đến 5 triệu đồng một vụ hay giảm đến 50% nếu khách hàng chọn mức miễn thường cao hơn.

Đối với các vụ thiệt hại dưới 30 triệu đồng, công ty giải quyết khiếu nại bồi thường vật chất xe nhanh, đơn giản. Giám định viên của Bảo hiểm Toàn Cầu sẽ trực tiếp thực hiện hồ sơ, hướng dẫn khách hàng và xem xét giải quyết bồi thường trong thời gian sớm nhất.

Thông tin chi tiết khách hàng liên hệ chi nhánh gần nhất  hoặc gọi số hotline 19006486.

Khách hàng sẽ được Toàn Cầu bồi thường cho những thiệt hại vật chất xảy ra do tai nạn bất ngờ, ngoài kiểm soát như đâm va, lật đổ, hỏa hoạn, cháy, nổ, bão, lũ lụt, sụt lở, mất cắp, mất cướp toàn bộ xe... Ngoài ra, công ty còn thanh toán những chi phí phát sinh như chi phí ngăn ngừa, chi phí kéo xe, chi phí giám định...

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Chọn dầu nhớt phù hợp cho xe hơi

Sự đa dạng chủng loại dầu nhớt trên thị trường là thách thức lớn cho người sử dụng khi tìm kiếm dầu nhớt phù hợp. Có nhiều chất phụ gia riêng biệt, độ nhớt khác nhau, loại dầu dành cho từng mức độ hành trình, dầu kéo dài tuổi thọ xe… Thêm vào đó là các tiêu chuẩn xếp hạng từ Viện dầu khí Hoa Kì (API) và Hiệp hội kỹ sư tự động hóa (SAE).

Công cụ tốt nhất để bắt đầu quá trình lựa chọn là sổ tay hướng dẫn sử dụng. Sổ tay này sẽ chỉ ra những loại dầu tốt nhất cho xe dựa trên số km, kiểu lái xe quen thuộc và thậm chí là nhiệt độ môi trường xung quanh.



Trước khi tham khảo thị trường, bạn nên tìm hiểu một số tiêu chí cơ bản khi đánh giá dầu động cơ sau đây:

Biểu tượng API: Viện dầu khí Hoa Kì (API) sử dụng hai biểu tượng: hình bánh donut và hình ngôi sao. Trung tâm của ký hiệu API dạng bánh donut là một hình tròn chỉ ra thông số độ nhớt của dầu. Phần vòng tròn bao quanh chia thành hai phần với nửa trên mô tả mức độ hiệu suất, nửa dưới có ý nghĩa thông báo tiềm năng bảo tồn năng lượng của loại dầu đó. Mức độ hiệu suất được minh họa chữ “S” (Service) cho động cơ xăng và chữ “C” (Commercial) cho động cơ diesel với nhiều thứ tự phân loại phẩm cấp. Ký hiệu API hình ngôi sao cho thấy dầu đã đáp ứng tiêu chuẩn của Viện sau thử nghiệm và sẽ thể hiện đầy đủ chức năng.

Độ nhớt: Thử nghiệm đầu tiên, được tiến hành bởi Hiệp hội kỹ sư tự động hóa, sẽ kiểm tra tình trạng dầu chảy tại nhiệt độ -17,8 độ C và 100 độ C. Kết quả thử nghiệm này thể hiện bằng các ký hiệu, thường là 5W-20, 5W-30, 10W-30 hoặc 0W-30 cho dầu đa cấp. Dầu đơn cấp thường chỉ có chữ “SAE” làm tiền tố đi kèm với thông số đằng sau. Bởi khả năng tán nhiệt kém ở nhiệt độ cao cũng như dòng chảy lưu thông không tốt ở nhiệt độ thấp, loại dầu này chỉ được sử dụng chủ yếu cho máy móc công nông nghiệp.

Loại dầu: Chứng nhận của API và tỷ lệ độ nhớt mới chỉ thực sự là khởi đầu. Các loại dầu còn chia thành nhiều loại như dầu động cơ thông thường, bán tổng hợp, tổng hợp hoàn toàn hoặc dành cho xe đường trường. Người sử dụng cần quyết định loại dầu phù hợp. Ví dụ, hầu hết xe hơi trải qua khoảng 120000km có thể sử dụng loại dầu dành cho đường trường. Nhưng cũng cần xét các yếu tố khác nữa như tần suất thay dầu trong quá khứ, mức độ mòn động cơ và đặc thù của xe trước khi đi đến lựa chọn cuối cùng.
Các gói phụ gia: Không đơn thuần chỉ là dầu, các nhà sản xuất còn thêm hóa chất cũng như chất khoáng khác nhau để thay đổi cách thức hoạt động của dầu trong động cơ. Ví dụ như dầu cho xe có số km hành trình lớn còn bổ sung chất chống mài mòn, chất ức chế ăn mòn và nhiều hợp chất khác để tránh lão hóa và kéo dài tuổi thọ động cơ.

Chọn đúng dầu động cơ

Thông thường, nhà sản xuất sẽ khuyến nghị hai hoặc nhiều hơn loại dầu có độ nhớt khác nhau cho một động cơ, dựa trên vài khía cạnh bao gồm cả nhiệt độ. Lí do bởi động cơ thường cần những mức độ nhớt thay đổi thích hợp với điều kiện vận hành. Độ nhớt, về cơ bản, là thước đo sức kháng cự của dòng chảy chất lỏng, thường được viết dưới dạng “XW-XX”. Số phía trước “W” mô tả dòng dầu chảy tại nhiệt độ -17,8 độ C. “W” là viết tắt của mùa đông, không phải là trọng lượng như một số nhầm lẫn. Số càng thấp chứng tỏ dầu càng ít bị dày lên trong thời tiết lạnh. Số sau chữ “W” mô tả độ nhớt của dầu tại nhiệt độ 100 độ C. Thông số này đại diện cho sức đề kháng của lớp dầu mỏng tại nhiệt độ cao. Sổ hướng dẫn sử dụng sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất về khoảng giới hạn độ nhớt để người dùng tham khảo.

Sau khi xem xét độ nhớt, bạn cần bắt đầu chọn lựa loại dầu phù hợp. Hầu hết người dùng nên theo quy tắc 3 tháng và 5.000 km. Thay dầu thường xuyên giúp bạn không nhất thiết phải dùng loại dầu khác với thông thường. Tuy nhiên, một số hãng xe như Mercedes-Benz và BMW lại khuyến nghị chỉ nên dùng dầu tổng hợp.

Danh sách dưới đây sẽ giúp bạn có nhận định tổng quát về các loại dầu:

Dầu thông thường: Có giá thành rẻ nhất nên được sử dụng với số lượng lớn tại các đại lý. Loại dầu này đều đạt tiêu chuẩn API và SAE nhưng cung cấp các gói phụ gia ít hơn. Đây là lựa chọn hợp lý cho người dùng thay dầu thường xuyên và động cơ trải qua số km thấp.

Dầu thông thường cao cấp: Đây là loại dầu tiêu chuẩn dành cho xe mới. Thường được kí hiệu “SL” trong biểu tượng API và luôn có sẵn trong phạm vi độ nhớt thông thường.

Dầu tổng hợp hoàn toàn: Dành cho động cơ công nghệ cao, loại dầu này đã vượt qua những thử nghiệm nghiêm ngặt để đạt được hiệu suất cao và lâu dài, từ kiểm tra chỉ số nhớt đến khả năng bảo vệ chống lại kết tủa trong động cơ. Dầu vẫn lưu thông tốt ở nhiệt độ thấp và duy trì bôi trơn ở nhiệt độ cao. Tuy vậy, dầu tổng hợp có mức giá đắt gần gấp ba dầu thông thường và không hẳn cần thiết cho động cơ.

Dầu tổng hợp pha trộn: Là sự kết hợp giữa dầu thông thường cao cấp và dầu tổng hợp, loại dầu này cung cấp sự bảo vệ tốt hơn khi động cơ phải tải nặng và nhiệt độ động cơ quá cao. Đây là lựa chọn thích hợp cho xe bán tải và SUV.

Dầu cho số km hành trình lớn: Theo thống kê, có đến 60% xe đang tham gia giao thông có công tơ mét chỉ 120.000 km. Với sự phát triển của thị trường này, nhiều nhà máy tinh chế và phòng thí nghiệm đã phát triển loại dầu dành cho xe cũ với số hành trình lớn. Nhiều chất phụ gia được bổ sung để tăng cường tính linh hoạt cho nội bộ động cơ và không ảnh hưởng tới bộ phận khác.

Chọn đúng chất phụ gia

Chất phụ gia, không được tính trong công thức dầu động cơ, nhưng cũng là một yếu tố thường được bổ sung để tăng hiệu quả. Dưới đây là một số chất phụ gia thông dụng:

Chất tẩy rửa: giúp loại bỏ chất kết tủa, hạn chế sự hình thành kết tủa ở nhiệt độ cao, gỉ sét và ăn mòn.

Phụ gia chống mài mòn: khi lớp màng bôi trơn tạo nên bởi dầu bị phá vỡ, chất phụ gia này bảo vệ bề mặt kim loại.

Chất cải thiện chỉ số nhớt: làm giảm xu hướng loãng ra của dầu tại nhiệt độ tăng cao.

Chất hạn chế tạo bọt: trục khuỷu quay qua dầu tại đáy các-te gây nên bọt khí. Dầu chứa bọt không thể bôi trơn tốt như dầu bình thường. Chất phụ gia này hạn chế sự tạo thành và phân tán bọt khí.

Chất điều chỉnh ma sát: làm giảm ma sát trong động cơ và cải thiện số hành trình.

Trong khi chất phụ gia là sự thêm thắt tuyệt vời cho dầu xe tải và xe hơi, bạn cũng cần cân bằng với nhiều khía cạnh khác và đôi khi việc lạm dụng sẽ khiến lợi bất cập hại. Ví dụ, các hợp chất lưu huỳnh có tác dụng chống mài mòn nhưng cũng giảm hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu và ảnh hưởng đến hoạt động của bộ xúc tác. Thêm quá nhiều chất tẩy rửa có thể ảnh hường đến sự cân bằng chống mài mòn của dầu. Chất phụ gia giảm ma sát có thể chứa những thành phần gây hại cho bộ chuyển đổi xúc tác.

Chất phụ gia thường chiếm từ 5 đến 30% trọng lượng của dầu. Chức năng của phụ gia chỉ phát huy phụ thuộc vào chất lượng dầu căn bản, loại dầu, độ nhớt và nhiều khía cạnh khác. Các loại dầu đều có công thức riêng biệt cho từng loại động cơ.

Một trong những yếu tố tiên quyết khi chọn lựa dầu động cơ là việc tham khảo khuyến nghị từ nhà sản xuất. Bên cạnh đó, thay dầu đều đặn và thay đổi bộ lọc thường xuyên cũng đóng vai trò quan trọng duy trì tuổi thọ động cơ.

Mánh gian lận đối với xe hơi cũ

Bang Florida, Mỹ, đã cảnh báo người mua xe cũ nên cảnh giá với hình thức lắp số VIN giả trên xe ăn cắp, có tên gọi "số VIN vô tính - VIN cloning" hay số ID bị đánh cắp.

Các quan chức cho biết những tên trộm copy số VIN (Vehicle Indentification Number) ở một chiếc xe bình thường. Sau đó, chúng dán lên xe ăn trộm có cùng nhà sản xuất và model tương tự. Tiếp đến, chiếc xe được đưa đi đăng ký lại theo tên mới và tiểu sử của nó trở nên hoàn toàn trong sạch. Trong 2004, tổng số 225.000 xe ở Mỹ bị làm lại số VIN, với trị giá khoảng 4 tỷ USD.



Hình thức dán số VIN giả chủ yếu xảy ra trên những dòng xe hạng sang như BMW, Mercedes, Cadillac, Lexus, Porsche bởi giá trị của chúng lớn và hay bị đánh cắp. Trên thị trường xe cũ, những chiếc xe này rất được ưa chuộng do giá rẻ hơn nhiều so với xe mới trong khi mọi thiết bị vẫn tốt.

Tuy nhiên, khách hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về số VIN trên xe mình bởi cảnh sát có thể buộc họ tội ăn cắp. Vì vậy, các nhà chức trách khuyên người mua xe cũ cẩn trọng xem xét tiểu sử xe. Nếu chúng qua nhiều đời chủ hay được đăng ký tại nhiều bang thì rất có thể, chiếc xe được thay đổi VIN nhiều lần.

Công nghệ tua lại công-tơ-mét

Theo đánh giá của Văn phòng an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA, mỗi năm người tiêu dùng mất hàng tỷ USD vì kiểu gian lận số đo đồng hồ công-tơ-mét. Thậm chí, với những chiếc xe sử dụng công-tơ-mét điện tử cũng không tránh khỏi bàn tay của những kẻ hám lời.

Sarah Evenson, người mua xe cũ tại Mỹ viết cho website tra số VIN, Carfax: "Tôi đi mua một chiếc xe 5 năm tuổi. Mọi thiết bị đều tốt và tôi quyết định trả 6.000 USD để lấy chiếc xe. Mặc dù biết hiện tượng quay vòng số đo đồng hồ nhưng tôi không nghĩ nó lại xảy ra với mình. Một thời gian sau khi mua, xe bắt đầu chảy dầu. Tôi mang tới đại lý và kiểm tra lý lịch từ Carfax thì phát hiện ra chủ nhân trước đã chỉnh đồng hồ thấp hơn 65.000 km so với thực tế. Cuối cùng, tôi phải bỏ ra 3.000 USD để thay động cơ mới”.

“Đó thực sự là một vấn đề lớn”, Jack Gillis, Hiệp hội người tiêu dùng Mỹ, phát biểu trên tạp chí The Car Book. "Chúng tôi ước tính, cứ 10 xe đã qua sử dụng thì có một bị chỉnh đồng hồ công-tơ mét bởi người bán lời rất nhiều từ mánh khóe trên, đồng thời nó khiến khách hàng dễ chấp nhận hơn", Jack Gillis nói. Trong trường hợp của Sarah Evenson, cô đã trả đắt hơn 5.000 USD so với giá trị thực chiếc xe và phải bỏ thêm 3.000 USD nữa để thay mới động cơ, một số tiền không nhỏ đối với người chỉ có tài chính chỉ đủ mua xe cũ.

Việc chỉnh sửa đồng hồ cơ hết sức đơn giản. Với loại đồng hồ điện tử, mọi chuyện không khó khăn hơn. Chỉ cần một phần mềm khá rẻ, cộng với vài thiết bị, chỉ số trên bảng đồng hồ có thể hạ xuống mức nào tuy thích. Trong khi đó, kiểu gian lận trên đồng hồ điện tử lại khó bị phát hiện hơn.

Mẹo hạn chế rủi ro cho khách hàng :

- So sánh số đo của chiếc xe với mức trung bình của mẫu xe đó từ các kết quả thống kê. Bạn cũng có thể phát hiện ra từ số lần thay dầu hay số lần sửa chữa.

- Yêu cầu cho xem bản ghi tiểu sử xe.

- Xem lốp. Những chiếc xe dưới 32.000 km thường chưa thay lốp mới.

- Xem độ mòn của chân ga, chân phanh, nếu nó quá mòn mà đồng hồ có số đo nhỏ tức nó đã bị tua lại.

Chuyên gia bật mí cách chọn mua xe cũ

Tìm hiểu nguồn gốc chiếc xe

Một trong những yêu cầu đầu tiên là khách hàng phải biết được xuất xứ của chiếc xe. Theo các nhà nhập khẩu Việt Nam, xe cũ chủ yếu được cung cấp từ 3 nguồn chính: Mỹ, châu Âu và châu Á (Hàn Quốc, Hong Kong). Nếu có bản ghi mã số VIN (còn gọi là số khung, số máy) thì mọi việc đơn giản nhưng để đối phó với “mánh” cà lại số VIN, hoặc đổi đời xe của các đại lý, bạn nên nắm những đặc điểm cốt yếu sau:



- Xe có xuất xứ châu Âu: Công tơ mét theo đơn vị “km/h”, dung tích máy thường là 2.0 lít, dùng số sàn, không có chế độ ga tự động, ít túi khí, xe đầm và không có nhiều tiếng ồn. Xe từ châu Âu khá đắt theo đánh giá của các nhà nhập khẩu. Nếu bạn muốn mua xe từ thị trường này, tốt nhất hãy chọn đúng hãng châu Âu bởi xe của các nhà sản xuất Mỹ và Nhật ở đây thường không bền. Theo đánh giá của tạp chí AutoExpress, Anh, Honda Civic là dòng xe cũ được ưa chuộng nhất năm 2005.

- Xe có xuất xứ Mỹ: Đồng hồ công-tơ-mét theo hệ "mph" (mile per hour), dung tích lớn (2,2 lít trở nên). Các loại xe ở Mỹ có độ an toàn cao nên nhiều túi khí. Đa số xe Mỹ dùng số tự động vì người dân ở đây rất chuộng hệ dẫn động này. Xe ở Mỹ thường đầm và ít tiếng ồn. Một đặc điểm nữa trên xe của các hãng Mỹ (Ford, Chrysler, GM) là vỏ xe rất chắc nên khi gặp tai nạn động cơ không bị hỏng nhưng nhanh mòn. Xe của các hãng Nhật thường có vỏ mềm nhưng bền và không bị mất giá nhanh như xe của các hãng chính quốc. Vì vậy, những mác xe như Toyota Camry, Corolla, Honda Civic, Accord, Nissan Sentra rất được ưa chuộng bởi chúng có thể chạy được 320.000 km (200.000 dặm) mới phải đưa ra bãi rác.

- Xe có xuất xứ Châu Á: Đa số xe ở Nhật sử dụng tay lái nghịch nên dù là thị trường xe hơi lớn, xe Nhật không phải là nguồn hàng chính của Việt Nam. Một số nhà nhập khẩu nhắm tới Hàn Quốc và Hong Kong bởi gần về mặt địa lý và có những mác xe khá phổ biến. Các loại xe châu Á có cấu trúc giống hệt xe Mỹ, Âu, tuy nhiên, chúng ít thiết bị an toàn, ít túi khí, sàn xe mỏng và nhiều tiếng ồn khi chạy.

Kiểm tra các thiết bị trên xe

Kiểm tra hoạt động hệ thống dẫn động là bước đầu tiên trong các khuyến cáo khi "tìm hiểu" xe cũ. Hệ thống dẫn động đóng vai trò quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người lái do các hỏng hóc có thể khiến xe lật, đổ, mất lái ở tốc độ cao.

Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra mức dầu hộp số, màu sắc (loại dầu này thường có màu đỏ và không khét). Sau đó tới các phần như khớp đồng tốc - phần này rất dễ bị oxi hóa khi gặp muối rắc trên đường vào những ngày trời lạnh ở châu Âu và Mỹ - cũng như hộp số hoạt động trơn tru hay không. Nếu cần, bạn có thể lái thử. Trong trường hợp xe không bị giật mạnh khi sang số nghĩa là hệ thống làm việc tốt, còn nếu ngược lại, bạn hãy từ chối khéo để nhắm sang một chiếc khác.

Tiếp đến là phần kiểm tra động cơ. Đây là trái tim của chiếc xe nên người bán không để bạn dễ dàng phát hiện ra lỗi của chúng. Dù sao, hãy thử từng bước từ mức dầu. Bạn nên lưu ý chỉ những mác xe bình dân của Toyota, Nissan, Honda, Ford mới có que thử còn xe hạng sang như Mercedes, BMW phải sử dụng máy tính để đo. Nếu phát hiện mức dầu thấp, dầu đóng cặn đen, độ nhớt cao (thử bằng cách nhỏ một giọt trên mặt kính nghiêng) bạn nên yêu cầu người bán cho biết số lần và ngày thay dầu trước đó để có cách ứng phó phù hợp.

Sau khi kiểm tra mức dầu, hãy để động cơ nguội và khởi động. Nếu áp suất dầu đạt mức chuẩn trong 1 tới 2 giây, bơm dầu hoạt động tốt. Còn nếu thời gian lâu hơn, bạn phải kiểm tra thêm bơm dầu, bầu lọc và nhớ để ý tới thời tiết hôm đó.

Ngoài hai yếu tố trên, ngoại thất và nội thất cũng cho bạn biết nhiều thông tin mà người bán thường không ngờ tới. Nếu chiếc xe bị nghiêng trên bề mặt phẳng, chứng tỏ hệ thống treo đã hỏng do bị đâm vào bên cạnh hoặc lật. Bạn có thể xác định chất lượng bằng cách ấn tay lên thân xe. Hệ thống treo hoạt động tốt chỉ nhún 1 đến 2 lần, nếu nhiều hơn nó bị yếu còn nếu không ấn xuống được, nó quá cứng và cần phải sửa hoặc thay mới.

Bên cạnh đó, đĩa phanh phải phẳng, ít đường gợn và không bị mài mòn quá nhiều. Thông thường các xe trang bị phanh đĩa phía trước và tang trống phía sau. Khoảng cách giữa các phần trên vỏ xe tốt thường đồng đều, nếu chúng bị lệch thì chiếc xe có thể gặp tai nạn hoặc vỏ xe đã được thay mới.

Trong nội thất, mùi xe là dấu hiệu quan trọng để bạn đánh giá tình trạng chiếc xe trước đó. Thông thường, trên một quãng đường nhập khẩu dài, ca-bin xe thường có mùi đặc trưng. Nếu có mùi mặn, tanh của gỉ sắt, gỉ nhôm, chứng tỏ chiếc xe đã bị thấm nước lâu ngày. Nếu có mùi gas thì hệ thống điều hòa bị rỉ. Còn nếu có mùi dầu nghĩa là xe bị chảy dầu hộp số hoặc động cơ.

Một chi tiết quan trọng là do thói quen của người dân ở các nước phát triển, dây đai an toàn thường bị gỉ đen sau chừng 50.000 km sử dụng. Nếu có dấu hiệu trên mà đồng hồ công-tơ-mét chỉ quá thấp (khoảng 20.000 km) thì chiếc xe đã bị "tua" lại đồng hồ cho mới.

Trên đây chỉ là những dấu hiệu nhỏ khách hàng nên lưu ý khi mua xe đã qua sử dụng. Nếu mua tại đại lý, mọi chuyện có thể tốt đẹp nhưng nếu mua từ cá nhân, hãy đi cùng một người có kinh nghiệm để giúp bạn sáng suốt hơn trong lựa chọn của mình.

Kinh nghiệm cho người mua xe ô tô cũ

Chọn chiếc xe phù hợp với nhu cầu

Đây là bước gây nhiều sai lầm nhất cho khách hàng. Đa số người tiêu dùng nghĩ rằng mua xe cũ nghĩa là họ có thể chọn những mác xe yêu thích nên cố gắng đi tìm. Trên thực tế, khi đã mua xe cũ, trước tiên, bạn phải đảm bảo về tài chính. Cần cân nhắc số tiền bỏ ra là bao nhiêu và từ đó mới có thể tìm chính xác chiếc xe theo yêu cầu. Nói chung, xe đã qua sử dụng có mức giá đa dạng, tùy thuộc vào chất lượng và mức độ “cũ” của nó. Vì vậy, hãy nghĩ đến túi tiền trước khi nghĩ đến mẫu xe định mua.



Chuẩn bị mọi thông tin để thương lượng

Khi khoanh vùng xong các mẫu xe có giá mà bạn đáp ứng được, hãy tìm kiếm xem giá của chúng khi mới là bao nhiêu. Trên thực tế, theo thống kê của Edmunds, xe đã qua sử dụng rẻ hơn từ 20-30% so với xe mới. Như vậy, một mẫu xe mới có giá 21.800 USD thì chiếc xe cũ có giá khoảng 15.300 USD.

Nếu may mắn, bạn có thể mua được những chiếc xe rẻ hơn 15.000 USD rất nhiều nhưng đừng vội mừng. Giá xe cũ được tính trên cơ sở khấu hao nên giá trị thấp hơn xe mới 20-30% sau khoảng 5 năm, nếu nó quá rẻ nghĩa là người chủ đang muốn “bán tống bán tháo” bởi những lý do như sau tai nạn, đại tu hay tần số sử dụng lớn.

Xem xét một cách kỹ càng

Nếu mua xe mới, bạn được nhà sản xuất bảo hành nhưng khi mua xe cũ, tất cả tùy thuộc vào sự cẩn trọng của bạn. Hãy bình tâm xem xét và yêu cầu đại lý cung cấp số VIN (Vehicle Identification Number). Số VIN là một trong những “bảo bối” để bạn nắm tiểu sử của chiếc xe. Tại Mỹ, tất cả các xe đã qua sử dụng phải có bản ghi tiểu sử đi cùng với các thông số như chủ sở hữu, số lần tai nạn, nhãn hiệu, đời xe, đăng kiểm về khí thải, thiết bị an toàn. Để tránh việc “cà” lại số VIN, nhà sản xuất ghi chúng ở nhiều nơi như máy, thân xe, cửa trước, cửa sau, hệ truyền động và trục bánh. Hãy kiểm tra thật kỹ hình dạng của các số VIN này.

Nếu người bán không cung cấp số VIN, bạn hãy vào những trang web tra cứu số VIN như www.carfax.com, nhưng ở đó bạn phải đóng tiền.

Hãy lái thử

Sau khi qua các bước trên, bạn nên yêu cầu người bán cho chạy thử. Nên nhớ tự mình làm việc đó bởi những người khác (thậm chí cả bạn thân, đồng nghiệp) đôi khi không đưa ra nhận xét chính xác về tình trạng của chiếc xe.

Ngồi vào xe, hãy xem ghế lái có đủ không gian cho bạn như đầu, chân có dễ chịu hay không. Các thiết bị điều khiển như vô-lăng, chân phanh, chân ga phải đảm bảo hoạt động tốt và dễ sử dụng. Bạn nên nhớ khởi động lúc động cơ hoàn toàn nguội. Nếu động cơ không làm việc nghĩa là nó có những hỏng hóc nặng. Hãy tắt loa để nghe tiếng động cơ một cách chính xác hơn. Khi điều khiển, bạn thoải mái tăng tốc từ 0 km/h, phanh, vào cua, đi qua chỗ xóc, tăng tốc đột ngột...

Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét động cơ. Đầu tiên là kiểm tra dầu máy. Nếu dầu có nhiều cặn tức chủ nhân của nó không thường xuyên thay dầu hoặc động cơ hoạt động không tốt. Lốc máy hoạt động tốt thường có màu vàng còn nếu bị hỏng sẽ có màu đen. Bình nước đóng cặn hay chứa dầu cũng thể hiện chủ nhân của nó không bảo dưỡng một cách kỹ càng. Có khói khi động cơ hoạt động cũng là dấu hiệu không tốt bởi trong trường hợp đó, dầu đã lọt xuống buồng đốt theo xu-páp hoặc do hở piston.

Kiểm tra nội ngoại thất thật kỹ

Đừng ngại bị chê là “khó tính” trong trường hợp này. Trước tiên, bạn hãy quan sát chiều dài chiếc xe và nhớ yêu cầu người bán rửa xe thật sạch. Nếu nhìn dọc thân xe mà không có đường gấp khúc nào thì chiếc xe không bị tai nạn, nếu có thì nó có thể đã bị đâm. Sau đó hãy kiểm tra khoảng cách giữa cánh cửa và thân xe, nếu khoảng cách đồng đều thì xe ở tình trạng tốt. Tiếp theo là màu sơn xe, nếu có hai vùng sơn có độ sáng khác nhau tức là chiếc xe đã bị sơn lại.

Nội thất thường được hóa trang tốt và khó có thể nhận ra hư hỏng từ đây. Cách duy nhất là vận hành thử chúng như loa, dàn CD, đèn ca-bin, đèn cửa, vị trí ghế…Nhưng đôi khi, một vết rách nhỏ ở ghế cũng cho ta biết chiếc xe đã gặp vấn đề bởi hiếm khi chúng bị như thế nếu không có tác động mạnh.

Tiêu chuẩn kĩ thuật của xe ô tô đã qua sử dụng

1. Xe cơ giới đã qua sử dụng phải ở trạng thái hoạt động bình thường và bảo đảm đầy đủ công dụng, chức năng, có hình dáng, kết cấu phù hợp với tài liệu kỹ thuật đã đăng ký tại cơ quan kiểm tra chất lượng (Cục Đăng kiểm VN), trừ trường hợp ô tô tải không có thùng chở hàng.



2. Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng không nứt vỡ, không biến dạng, không thủng rách.

3. Cửa lên xuống đóng, mở nhẹ nhàng, không tự mở khi xe đang chạy.

4. Khung xe không cong vênh, nứt gãy, mọt gỉ.

5. Ghế người lái và ghế hành khách bố trí đúng với tài liệu kỹ thuật, lắp ghép chắc chắn.

6. Kính chắn gió, kính cửa sổ phải là loại kính an toàn. Gương chiếu hậu phải đủ số lượng, đúng chủng loại, được định vị chắc chắn.

7. Lốp xe đúng với tài liệu kỹ thuật, đủ số lượng và không phồng rộp, nứt vỡ.

8. Hệ thống phanh có đầy đủ các bộ phận, các chi tiết theo tài liệu kỹ thuật của kiểu loại xe đó. Các đường ống dẫn dầu, dẫn khí của phanh không nứt vỡ, mòn, bẹp, rò rỉ.

9. Hệ thống lái có đầy đủ các cụm, các chi tiết theo tài liệu kỹ thuật của loại xe đó và hoạt động bình thường, ổn định.

10. Vô lăng lái đúng kiểu loại, không nứt vỡ. Trục lái đúng kiểu loại, lắp ghép đúng và không có độ dơ dọc, độ rõ hướng kính.

11. Độ rõ góc của vô lăng lái không lớn hơn 25o đối với ô tô tải có trọng tải trên 1500 kg; không lớn hơn 20o đối với ô tô khách trên 12 chỗ.

12. Còi điện, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, gạt mưa phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định.

Tránh mắc lỗi khi sắm xe hơi mới

1. Đừng vì phải lòng một nhãn hiệu

Khi phải lòng một nhãn hiệu xe hơi nào đó có thể làm cho bạn không còn sự lựa chọn một chiếc xe thích hợp hơn cho nhu cầu sử dụng của mình. Để quyết định mẫu xe nào thích hợp, bạn nên bỏ cảm giác riêng qua một bên và tập trung vào việc tham khảo ý kiến gia đình, so sánh những nhãn hiệu, mẫu mã khác trên thị trường, xem nhu cầu sử dụng của mình là gì.



2. Bỏ qua việc lái thử

Lái thử chiếc xe hơi mới là một phần khá quan trọng trong quá trình mua xe. Có rất nhiều loại xe hơi mới trông qua thì thấy rất tốt, đặc biệt là ở những catalogue bày sẵn ở phòng trưng bày. Tuy nhiên, phải leo lên chạy thử là cơ hội tốt nhất để cảm nhận được chiếc xe có phù hợp với mình và gia đình hay không. Đừng để xảy ra bất kỳ điều gì đáng tiếc khi mọi việc đâu đã vào đấy. Chỉ cần 30 phút để chạy thử một vòng để có được chiếc xe ưng ý.

3. Thương lượng giá cả

Đừng nên lấy bảng giá niêm yết trên xe ra làm thước đo cho mỗi cuộc ngã giá khi mua xe. Chúng ta có thể tính lại giá của cửa hàng bằng việc trừ đi các khoản hậu mãi như những gì được giảm giá, và những quyền lợi khác.

4. Chỉ tập trung vào việc trả tiền hàng tháng

Người bán chỉ luôn tập trung vào con số chi trả hàng tháng của khách hàng khi thương lượng giá cả. Thực vậy, "Một tháng bạn có thể trả cho chúng tôi được bao nhiêu?" là câu hỏi đầu tiên khi yêu cầu bạn ký hợp đồng. Đừng vội vã nghe những lời mời chào đó. Bằng việc dựa vào khả năng chi trả hàng tháng, người bán có thể gộp giá bán một loại xe mới, các điều khoản hợp đồng lại với nhau để đưa ra một giá khác. Lời khuyên: đừng vội ký vào hợp đồng theo ý thích của mình mà hãy đợi cho việc thoả thuận giá cả ổn thoả mới ký kết.

5. Mua phải cái "hời" hơn là chiếc xe

Các nhà sản xuất xe hơi luôn có những chiến dịch hậu mãi đầy ấn tượng trong những năm gần đây, từ việc hỗ trợ tài chính đến những chương trình bảo trì không tính phí. Những việc này có thể giúp bạn tiết kiệm tiền, nhưng quan trọng hơn hết hãy nhớ rằng bất kỳ một món hời nào cũng không bằng giá trị chiếc xe. Khi mua một chiếc xe được giảm giá nhiều không hẳn là bạn đã có được chiếc xe tốt. Sau cùng, chúng ta sống với chiếc xe có khi cả đời, vì thế hãy chắc chắn rằng nó thật tốt. Hãy tham khảo bất kỳ chiếc xe nào mà bạn thích ở bất kỳ đâu và kiểm tra tính thực tiễn của nhãn hiệu. Lời khuyên: đừng nên để những chuyện hậu mãi xen vào chuyện thương lượng. Hậu mãi và tài trợ đặt biệt là do nhà sản xuất xe hơi đưa ra chứ không phải từ người bán chiếc xe cho bạn.

6. Hãy chú ý đến lãi suất

Khi thanh toán hợp đồng bằng tiền mặt chúng ta nên kiểm tra lãi suất tại các ngân hàng, các điểm đổi ngoại tệ hoặc là các trang web tài chính trên mạng để biết chắc số tiền quy đổi khi thanh toán. Nếu người bán có những điều khoản tốt hơn bất kỳ ở đâu, bạn nên chọn lấy hợp đồng đó.

7. Tính toán các giá trị an toàn

Hiện nay, đa số xe hơi đều có những yếu tố an toàn tiên tiến dành cho người sử dụng nhưng chúng ta lại ít khi quan tâm đến việc này. Hãy nhớ kiểm tra hệ thống khoá, tính ổn định của đèn, túi khí… trước khi mang xe về nhà.

8. Mua những lợi ích không cần thiết

Người bán luôn chào mời bạn mua những phụ kiện không cần thiết để đi kèm theo xe làm bạn mất khá nhiều tiền. Nếu như cảm thấy không cần thiết nên từ chối thẳng và không phải trả thêm một khoản tiền nào ngoài hoá đơn bán hàng.

9. Không quan tâm đến chiếc xe

Bạn có thể có những lợi ích to lớn từ chiếc xe mới tậu nếu như chịu khó tìm hiểu kỹ những giá trị hiện thời của nó. Hãy tìm hiểu cả giá bán sỉ và lẻ những chiếc xe second hand, để biết được giá hiện thời của những xe đã qua sử dụng nếu như bạn muốn bán chiếc xe của mình. Nhờ đó, bạn sẽ ít bị lỗ vốn hơn.

10. Không mang xe đi kiểm tra

Trước khi muốn mua một chiếc xe đã qua sử dụng hãy nhớ kiểm tra xem liệu xe có gặp một tai nạn nghiêm trọng nào trước đó không hay những vấn đề liên quan. Yêu cầu được cung cấp những thông tin liên quan đến điều kiện chiếc xe, chú ý đến bất kỳ yếu tố nghi vấn nào. Chúng ta có thể sử dụng những thông tin này trong việc thương lượng giá cả.

Mẹo thương lượng khi mua xe

“Giảm giá hoặc chiết khấu có thể đàm phán khá dễ dàng nếu bạn chuẩn bị tốt trước khi đến gặp đại lý. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, bạn có khả năng tiết kiệm được 1.454 bảng Anh hoặc hơn nếu biết cách ngã giá” - Steve Fowler, Tổng biên tập tạp chí điện tử What Car cho biết thêm.



Tuy nhiên đó cũng chưa phải kết luận cuối cùng từ cuộc khảo sát gần đây do What Car - một trong những trang web xe hơi được khách hàng ưa chuộng nhất thế giới - phối hợp cùng một tạp chí điện tử dành riêng của phụ nữ tiến hành. Khảo sát này còn nhằm trả lời câu hỏi: Liệu phụ nữ có được giảm giá nhiều hơn khi mua xe?

Ở Việt Nam chuyện phụ nữ vào showroom xem xe và ngã giá hiện vẫn còn xa lạ, nhưng đối với các quý bà bên trời Tây, công việc đó cũng chẳng mấy to tát hơn việc đi siêu thị sắm đồ. Vậy trong khoản sắm sửa xe 4 bánh, liệu chị em có giỏi mặc cả hơn nam giới hay không?

Kết luận của What Car rất rõ ràng: phái mạnh có khả năng ngã giá tốt hơn hẳn. Cụ thể, trung bình một khách hàng nam có thể thương lượng giảm giá thêm được 544 bảng Anh so với khách hàng nữ.

Trước khi đi tới khẳng định này, What Car đã cử một loạt khách hàng bí mật - cả nam và nữ - đến các showroom lớn trên toàn quốc, nêu ra những chọn lựa xe giống nhau và những hoàn cảnh mua xe y hệt nhau. Nhiệm vụ của họ là làm sao mặc cả được nhiều nhất trên 5 loại xe: Audi A4, Ford Focus, Honda CR-V, Renault Clio và Vauxhall Zafira.

Kết quả, nam giới kết thúc các vụ thương thảo tốt đẹp hơn ở 55% trong tổng số các showroom, trong khi chị em chỉ khiêm tốn với con số 20%.

 “Chúng tôi lấy làm bất ngờ khi ngay cả trong việc ngã giã xe hơi cũng tồn tại sự phân biệt giới. Có vẻ như các đại lý coi phụ nữ là đối tượng “dễ chịu” nên không thấy cần thiết phải đưa ra mức giá thấp ra để mời chào. Nhưng nếu trước mặt họ là một đấng mày râu thì lại hoàn toàn khác” - trích lời tổng biên tập Steve Fowler

Khi mua xe mới bạn nên lưu ý

“Mê tít” một mẫu xe

Khi bạn quyết định đầu tư vài chục nghìn đôla để mua một chiếc ô tô, đừng để cảm xúc kiểm soát bản thân. Nếu bị một mẫu xe nào đó hút hồn, bạn dễ rơi vào trạng thái không còn thấy chiếc xe nào khác hấp dẫn, trong khi có thể đó mới là chiếc xe phù hợp với nhu cầu của bạn. Vì quá thích chiếc xe, bạn có thể không nghiên cứu kỹ các ý kiến đánh giá về mẫu xe đó của người đã lái thử, về xếp hạng độ an toàn và các thông tin về giá cả của chiếc xe.



Kết quả là bạn dễ mua phải chiếc xe không thật phù hợp với nhu cầu, thậm chí là mua đắt. Do đó, để xác định xem xe nào phù hợp với mình nhất, bạn nên gạt cảm xúc sang một bên và tỉnh táo so sánh các mẫu xe khác nhau, đánh giá nhu cầu thực sự của bản thân khi mua xe.

Không lái thử

Lái thử là một trong những phần quan trọng nhất của quá trình mua xe, nhưng có nhiều người chỉ làm chiếu lệ hay thậm chí là không hề lái thử trước khi ký vào hợp đồng mua xe. Nhiều mẫu xe có vẻ như “miễn chê” trên…giấy, đặc biệt là trong các bức ảnh giới thiệu sản phẩm, được chụp bởi những thợ ảnh chuyên nghiệp và in trên loại giấy đẹp. Tuy nhiên, việc lái thử mới là cơ hội tốt nhất để bạn đánh giá xem chiếc xe có phù hợp và đáp ứng được sự mong đợi của bạn và gia đình không. Hẳn là bạn không muốn mua một chiếc xe về rồi mới thấy đó không phải là loại xe bạn định mua. Vì thế, hãy dành thời gian, ít nhất là 30 phút, để lái thử và kiểm tra thật kỹ chiếc xe.

Tưởng mình mua được với giá hời

Đừng lấy bảng giá làm thước đo khi thỏa thuận mua xe. Người bán hàng có thể đưa ra một mức giá thấp hơn một chút so với giá niêm yết và nhiều người tiêu dùng dễ dàng nhầm tưởng mình mua được với giá “rẻ” trong khi thực tế là trừ khi thị trường đang “sốt”, nhu cầu quá cao trong khi nguồn cung hạn chế, còn lại, bạn có thể mặc cả để giảm giá hơn nữa, vì thông thường các đại lý có một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Tốt nhất là hãy khảo giá thật kỹ trước khi chọn mua ở một đại lý nào đó.

Tính toán không kỹ khi mua trả góp

Với xe mua trả góp, người bán hàng thường tập trung nói đến số tiền hàng tháng bạn phải trả. Đừng cắn câu. Bạn sẽ bị những con số làm cho nhầm lẫn và kết quả là mua đắt. Nếu chỉ nói đến khoản tiền phải trả hàng tháng, người bán hàng đã cộng gộp tất cả cả chi phí, bao gồm giá xe, tiền lãi, các điều kiện tài chính…. Do đó, bạn cần phải tính toán cẩn thận. Hãy thỏa thuận rõ ràng từng điều khoản một, trước tiên là giá xe, rồi mới đến các điều khoản khác.

Bị hấp dẫn bởi giá cả hơn là bản thân chiếc xe

Các chương trình khuyến mại và giảm giá đều rất hấp dẫn, nhưng hãy nhớ rằng chiếc xe mới thật sự quan trọng. Nếu chỉ vì khoản giảm giá hấp dẫn thì không có nghĩa là bạn nên mua chiếc xe. Bạn sẽ dùng chiếc xe trong nhiều năm, vì thể, hãy chắc chắn rằng đó đúng là chiếc xe mà bạn cần. Hãy cân nhắc thật kỹ, rất có thể bạn sẽ mua được một chiếc xe tốt hơn nhiều, với số tiền còn ít hơn.

Không đánh giá đúng giá trị của các tính năng an toàn

Xe ô tô ngày nay có rất nhiều các tính năng an toàn tiên tiến nhưng nhiều người tiêu dùng không biết cái nào là quan trọng nhất hoặc phải lấy cái nào để so sánh giữa các mẫu xe. Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), hệ thống cân bằng điện tử (ESC), túi khí bên bảo vệ đầu... là những trang bị an toàn nên có. Kết quả khảo sát cho thấy ESC có thể giúp giảm đáng kể số vụ tai nạn và tử vong. ESC đặc biệt quan trọng với xe thể thao việt dã (SUV) vì nó giúp hạn chế việc lật xe.

Trong khi đó, các bài kiểm tra đâm bên hông xe cho thấy túi khí bảo vệ đầu ở hông xe giữ vai trò quan trọng trong việc hạn chế tử vong. Tuy nhiên, thật không may là không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận được thông tin chính xác hoặc những ý kiến tư vấn đáng tin cậy về lợi ích của những hệ thống an toàn này. Vì thể, bạn nên tìm hiểu kỹ lợi ích của tất cả các hệ thống an toàn hiện nay và tìm cho mình một chiếc xe có đủ những tính năng an toàn cần thiết để bảo vệ bản thân và gia đình.

Tốn tiền cho những thứ không cần thiết

Các đại lý thường cố gắng bán thêm được càng nhiều tùy chọn càng tốt nhằm tăng lợi nhuận. Họ có thể gợi ý bạn đầu tư thêm cho việc chống gỉ, bảo vệ vải trên xe, bảo vệ nước sơn hay khắc VIN - mã số khắc trên cửa xe, được ví như "vân tay" của xe nhằm mục đích theo dõi các trục trặc có thể xảy ra, việc thay đổi quyền sở hữu, đặc biệt là chống trộm.

Đừng phí tiền cho những dịch không thật sự cần thiết này, vì ngày nay, hầu hết các xe đều đã được nhà sản xuất sơn chống gỉ. Bạn có thể tự bảo vệ vải bọc ghế xe và phun lớp bảo vệ sơn xe bằng các sản phẩm bán sẵn ngoài thị trường với giá rẻ hơn nhiều. Ngoài ra, hãy cân nhắc 2 lần trước khi đồng ý tăng thời hạn bảo hành, vì điều khoản này có thể khiến bạn tốn thêm hàng trăm đôla. Nếu bạn đã chọn cho mình một chiếc xe có độ tin cậy cao hoặc xác định chỉ dùng xe trong thời gian 5 năm trở xuống, không cần phải tốn thêm tiền như vậy.

Cách thay lốp xe ô tô dự phòng

Bước 1:

- Tìm ngay một điểm dừng xe gần nhất ngay khi phát hiện lốp bị xịt, nên chọn chỗ bằng phẳng (nếu có thể) để đậu xe ngay ngắn nhưng phải chừa đủ chỗ trống để có thể tiến hành thao tác lắp bánh xe thuận tiện nhất.

- Tắt máy, kéo phanh tay, gài số (hoặc vào chế độ P nếu xe dùng số tự động), rút chìa khoá đề phòng trẻ em có thể nghịch vô tình khởi động xe.



- Tìm một viên gạch hoặc hòn đá to để chèn lốp ngừa cho xe bị trôi trên mặt đường dốc.

- Bật đèn báo nguy hiểm (nút màu đỏ có in hình tam giác lớn trên táp lô) để cảnh báo sự cố hoặc bạn có thể mở nắp capô giúp cho lái xe khác dễ dàng nhận biết xe đang được sửa chữa.

Bước 2:

Lấy hộp đồ nghề (kích, cờ lê) và lốp dự phòng ra khỏi xe và kiểm tra tình trạng các thiết bị này.

Bước 3:

- Đặt kích cho đúng điểm được thiết kế để kích xe (thường trên kích có dán một sơ đồ chỉ dẫn nhỏ). Sau đó, kích nâng bánh xe tách khỏi mặt đất một chút rồi hạ xuống vài chục mm đến khi bánh tỳ nhẹ xuống mặt đường sao cho nó không phải chịu tải lớn nhưng cũng không quay tự do. Tháo bánh bị hết hơi ra ngoài.

- Để tháo bu-lông ra khỏi la-zăng bạn hãy vặn ngược kim đồng hồ. Nếu bu lông quá chặt thì hạ thêm tầm kích cho bánh xe bám chắc lề đường và tiếp tục vặn cho tới khi tháo hết bu-lông.

* Lưu ý, nên tháo từng bu-lông theo hình sao. Trước tiên, tháo một bu-lông bất kỳ, tiếp theo là tháo chiếc ở phía đối diện, cứ thế tiến hành cho tới khi hết bu-lông.

- Tiếp tục nâng kích lên cho mặt lốp cần thay thế cao hơn mặt đường vài cm và nhấc lốp ra ngoài. Mục đích việc nâng kích cao là để vừa khoảng trống cho chiếc bánh dự phòng đầy hơi.

Bước 4: 

Sau khi đã thay lốp dự phòng vào đúng vị trí, vặn chặt tất cả các bu-lông khít vào ren.
Lưu ý khi lắp bu-lông không nên lắp tuần tự theo hình tròn. Cách tốt nhất là lắp theo hình ngôi sao. Bước đầu, cho 1 bu-lông vào và xoáy tay vài vòng để cố định (chưa cần vặn chặt), bu-lông tiếp theo đặt vào vị trí đối diện, cứ thế cho tới khi đủ hết bu-lông. Cuối cùng, bạn cố định tất cả cho thật khít.

Bước 5: 

Hạ kích cho bánh xe tỳ xuống mặt đường đủ chắc để hãm lốp xoay rồi xiết chặt cho đủ lực. Cách nhận biết đủ lực là khi bạn nghe thấy tiếng kêu “tạch tạch” trên thân bu-lông là được.

Nâng kích và xoay thử bánh xe vài vòng để kiểm tra thao tác lắp có gì sai sót không. Nếu bánh xe quay êm và bon là được.

Bước 6: 

Từ từ hạ hết kích, lắp lốp xe bị hỏng vào vị trí của bánh xe dự phòng vừa lấy ra, rút viên gạch chèn lốp trước ra.

Bước 7: 

Nổ máy cho xe chạy thử và để ý xem xe có phát ra tiếng ồn hay rung lắc lạ hay không. Nếu cảm thấy không an tâm thì sau đó bạn nên mang đến trạm sửa chữa để kiểm tra lại.

Kinh nghiệm :

- Nếu có điều kiện bạn nên lắp thêm thiết bị hiển thị áp suất lốp thì có thể biết sớm lốp nào đang mất hơi mà không phải dừng lại xem xét.

- Kiểm tra bộ đồ nghề và lốp dự phòng 1 tháng/ 1 lần và đặc biệt trước khi đi xa.

- Khi thay lốp ở trên đường lớn, nên để ý xung quanh, đề phòng khi có tiếng xe đi tới. Nếu bạn đặt biển báo nguy hiểm thì nên để cách vị trí đỗ xe khoảng 10-15m hoặc tìm đồ vật nào thay thế để cảnh báo sự cố cho phương tiện khác biết.

- Ở một số xe hiện đại, bánh xe dự phòng được chế tạo theo quy cách khác so với lốp chính. Do vậy, bạn nên mang lốp xe bị hết hơi tới trạm bảo hành và sửa lại để lắp về chỗ cũ. Vì lốp hỏng có cùng độ mòn với 3 lốp còn lại trên xe, nên sử dụng tiếp để giúp cho việc thay từng cặp bánh sau này được đồng bộ.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Xe Việt 2013 trên báo nước ngoài

1. Lamborghini Murcielago

Siêu xe Lamborghini Murcielago LP670-4 dầm mưa ở Sài Gòn xuất hiện trên Autogespot, chuyên trang về siêu xe. Trang này giới thiệu "Ai cũng có thể tìm với cụm từ 'Siêu xe Việt Nam' trên Youtube hoặc Google và thấy kết quả. Nhưng tốt hơn cả là xem siêu xe Việt Nam trên Autogespot và có cái nhìn rõ ràng về những mẫu xe có thể xuất hiện tại Việt Nam".



2. Xế độ cafe racer

Nhiều mẫu xế độ cafe racer của Việt Nam xuất hiện trên Autoevolution, một trong những trang báo trực tuyến lớn nhất về ôtô xe máy trên thế giới. Những mẫu xế độ khiến tác giả bài viết bình luận "khiến nhiều tác phẩm đến từ châu Âu cảm thấy hổ thẹn".

3. Siêu môtô Batman

Chiếc siêu môtô Batman tự chế của Tùng Lâm, chàng trai đến từ Lạng Sơn xuất hiện trên nhiều trang báo thế giới. Kiểu dáng xe được chàng trai 8x thiết kế trên phần mềm 3DMax. Lâm gom dần các chi tiết cần thiết, đầu tiên là mua chiếc Suzuki FX 125 giá 3 triệu đồng ở một cửa hàng sửa chữa xe máy, hai bánh ôtô cũ giá 800.000 đồng...Toàn bộ chi phí khoảng 10 triệu đồng.

4. Super Cub

Trang Thetruthaboutcars viết về ảnh hưởng của xe máy tới đời sống của người dân Việt Nam, trong đó điển hình là chiếc Super Cub. Việc người dân Việt Nam vẫn sử dụng Honda Super Cub hàng ngày, từ việc chở hàng với bùn đất lấm lem cho đến phong cách "cưng nựng" như bảo vật là một câu chuyện lạ và hấp dẫn với người nước ngoài. Trong bài viết, tác giả còn miêu tả sinh động tình trạng hỗn loạn của giao thông Việt Nam.

5. Vua môtô Việt Nam

Tác giả Dave Lemke của trang Motorcycle-usa đặt tiêu đề bài viết "Mr. Vinh - Vietnam's Motorbike King", kể về hoàn cảnh và tài năng của một người từ thợ sửa chữa trở thành nhân vật lão làng của giới độ xe và chơi xe Hà thành.

6. Tai nạn giao thông

Chiếc scooter lao tới đốn ngã người đang chờ sang đường được miêu tả như một cú bowling chuẩn xác.

Cán bộ phải ký cam kết không uống rượu bia

Tại hội nghị An toàn giao thông toàn quốc sáng 31/1, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, nhấn mạnh công chức không được uống rượu bia trong giờ hành chính, buổi trưa. Những cán bộ vi phạm giao thông mà còn xin xỏ, không chấp hành sẽ kiên quyết kỷ luật.



Bên cạnh việc khen ngợi Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa xin từ chức vì tai nạn giao thông tăng dịp đầu năm, Phó thủ tướng cũng đề cập tới trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có cán bộ vi phạm và nhất là lãnh đạo tỉnh Gia Lai, Trà Vinh, Cần Thơ, Lai Châu đang tăng cả số vụ lẫn số người chết và bị thương.

"Tôi rất cảm động khi lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa xin từ chức vì tai nạn giao thông tăng. Tôi nói là tai nạn cũng do khách quan chứ chưa phải chủ quan nên để tùy tình hình xử lý, song ít lãnh đạo có tự trọng như vậy", ông Phúc bày tỏ.

Theo Phó thủ tướng, thời gian qua, lãnh đạo một số địa phương chưa có trách nhiệm, chưa nhận thức tầm quan trọng của an toàn giao thông, còn đưa ra quy định chưa sát thực tế, chưa xây dựng văn hóa giao thông, tổ chức giao thông còn bất cập, buông lỏng quản lý vận tải,  xuê xoa tuần tra kiểm soát...

Trong dịp Tết, ông Phúc yêu cầu các tỉnh, thành phố thực hiện công điện của Thủ tướng về đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết, xử lý nghiêm người vi phạm trước và sau Tết, ngăn chặn tăng giá vé trái quy định, đình chỉ hoạt động phương tiện thiếu an toàn.

Lãnh đạo các tỉnh đều bày tỏ đồng tình chủ trương cấm công chức uống rượu bia. Theo ông Nguyễn Thảo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, tai nạn giao thông của tỉnh đã giảm cả 3 tiêu chí trên 20% là do công tác điều hành quyết liệt của địa phương, nghiêm cấm cán bộ, công chức uống rượu bia và can thiệp vi phạm giao thông… Tỉnh này đã kỷ luật, điều chuyển 25 cán bộ vi phạm.

Còn ông Vương Đình Thạnh, Chủ tịch An Giang cho hay, thống kê có tới 60% tai nạn giao thông do uống rượu bia. Sau khi ký cam kết với 40.000 cán bộ trong tỉnh thì tai nạn giảm còn 30%.

"Tỉnh Vĩnh Phúc đã yêu cầu cán bộ, đảng viên ký kết về an toàn giao thông, không có chuyện cán bộ đi xin xỏ khi vi phạm. Cùng với đó là gắn trách nhiệm người đứng đầu", Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì nói.

Kinh nghiệm khi đi đường gặp mưa lũ

Cẩn trọng với những cơn mưa bất chợt 

Khi mặt đường trải qua một thời gian khô ráo chắc chắn sẽ tồn tại một lượng đáng kể dầu nhớt động cơ và mỡ do các phương tiện đi lại bám lên mặt đường. Khi mưa xuống, lượng dầu và mỡ này sẽ kết hợp với nước mưa khiến mặt đường đặc biệt trở nên nhẵn bóng. Nếu tiếp tục mưa xuống có thể làm sạch hoàn toàn lượng chất thải này. Nhưng trong một vài tiếng đầu tiên có thể gây nhiều nguy hiểm cho các phương tiện đi lại.



Chấp nhận mất thêm thời gian 

Bạn phải giảm tốc độ xuống khi gặp trời mưa hoặc mặt đường bị ướt vì một lý do nào đó. Trong trường hợp này có lẽ câu “dục tốc bất đạt” sẽ giúp cho bạn cảm thấy kiên nhẫn hơn. 

Phanh sớm hơn 

Phanh sớm hơn nhưng phải nhẹ hơn so với bình thường. Điều này không chỉ giúp bạn tăng khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước, mà còn thông báo cho người lái xe phía sau biết bạn đang giảm tốc độ. Phải bật đèn xi-nhan thật cẩn thận để thông báo cho các lái xe khác khi bạn vào cua. Đương nhiên bạn phải vào cua với vận tốc thấp hơn so với bình thường.

Đi ở tâm đường 

Hầu hết các con đường đều hơi nhô dần lên về trung tâm đường, có nghĩa nước mưa sẽ bị dạt về hai bên. Do đó, nếu có thể, bạn hãy điều khiển xe chính giữa con đường, điều đó sẽ giúp bạn tránh được các vũng nước đọng lại. 

Đừng liều lĩnh 

Nếu bạn nhận thấy một vũng nước lớn phía trước. Bạn nên lái xe vòng qua nó hoặc chọn con đường khác. Vì một lượng nước đáng kể có thể tràn vào khoang máy gây tổn hại cho các hệ thống điện bên trong. Hơn nữa có thể trong vũng nước có ổ gà, dẫn đến nguy cơ phá hỏng lốp hoặc làm hệ thống treo bị va đập mạnh.

Đừng cố cho xe băng qua một dòng nước chảy xiết nếu bạn không muốn hiến dâng chiếc xe yêu quý và cả tính mạng của mình cho “mẹ thiên nhiên”. Điều này là rất nguy hiểm, bởi vì bạn sẽ thực sự gặp vấn đề nếu lực chảy của nước lớn hơn trọng lượng của xe. Các bánh xe sẽ không thể thực hiện đầy đủ chức năng nếu xe bị đẩy và trượt ngang.

Nguồn Zing News


Nguồn Zing News


Nguồn Zing News


Nguồn Zing News

Kinh nghiệm bám tim đường khi xuống đèo có sương mù

Theo anh Trường, đi đường đèo trước hết phải chỉnh ghế ngồi cao hơn một chút để dễ quan sát, thắt dây an toàn khi đi đường có nhiều cua để đỡ bị lắc. Khi xe đi vào khúc cua phải giảm tốc độ, chân rà thắng để sẵn sàng phanh khi gặp xe ngược chiều. Đường có nhiều cua thì buộc tài xế phải rất tập trung.



 Riêng lái xe khách, có một điều không phải tài xế nào cũng làm được đó là làm sao để qua nhiều khúc cua mà xe không bị lắc nhiều, hành khách không bị say xe, mệt mỏi. Điều này đòi hòi tài xế phải có kinh nghiệm cắt cua. Đi đường đèo qua nhiều cua mà không biết cắt cua thì không những xe bị lắc mà còn có thể bị trượt xuống rãnh thoát nước, nhất là cua trái, anh Trường bật mí.

Cách cắt cua tốt nhất là mở rộng vòng cua nhưng cũng phải đi đúng phần đường. Khi quan sát thấy không có xe ngược chiều thì cắt cua, chiếm đường bên kia một chút thì sẽ dễ đi hơn, xe cũng đỡ lắc. Đi đường đèo thì xuống nguy hiểm hơn, tốt nhất là đi số 2 để giữ được tốc độ an toàn.

Thấy phía trước bắt đầu mờ mịt, tôi hỏi: "Khúc đèo Bảo Lộc thường mờ sương, lái xe thì phải làm sao hả anh?" Anh Trường cười: "Lái xe không có kỹ năng dễ dính tai nạn lắm. Mùa này, khoảng 20h tối là sương đã dày đặc, có những lúc tầm nhìn bị giới hạn chỉ còn khoảng 5m. Có trường hợp xe phía trước đang bị sự cố, phụ xe chỉ bẻ vài nhánh cây chắn ở phía sau nhưng phải tới gần mới thấy, những lúc như thế nếu chạy nhanh thì đâm vào xe trước như chơi.

Kinh nghiệm của mình là khi đổ đèo phải chạy chậm, chiếu đèn gần, sau đó cứ bám vào vạch phân làn ở giữa tim đường để đi". Anh Trường cho biết, không nên bám vào vách núi, bởi như vậy sẽ bị che khuất tầm nhìn, đặc biệt là có thể lao xuống rãnh thoát nước dọc hai bên đường như chơi. Tốt nhất là không nên vượt xe đằng trước khi tầm nhìn bị hạn chế. Muốn vượt thì phải qua những đoạn đường rộng, có thể quan sát được phía trước, khi thấy không có chướng ngại vật thì mới được vượt lên.



Một số lời khuyên hành cho những người mới lái xe hơi

* Không nên cố có được bằng lái bằng mọi giá - cái giá phải trả có thể là tính mạng của bạn.

* Nếu hiểu được tính cách của mình, mức tiếp thu và khả năng hoàn thiện các thói quen mới, tự mình có thể lên được kế hoạch tập lái. Các giáo viên dạy lái không phải lúc nào cũng có thể tìm được phương pháp tập luyện riêng cho từng học viên.



* Hãy hoàn thiện các thao tác lái xe đến mức nhuần nhuyễn để không mất tập trung quan sát khi cầm lái. Học cách cơ động trong không gian hạn hẹp, lái xe thuần thục trên đường xấu, đường tốt, mùa đông, mùa hè, lái trong dòng xe cộ mà không gây cản trở. Tập luyện xử lý các tình huống bất ngờ.

* Đánh giá được giới hạn của mình trong xử lý các tình huống phức tạp, tạo cho mình thói quen dự đoán trước các tình huống nguy hiểm.

* Rèn luyện sự bình tĩnh trong mọi trường hợp, không phụ thuộc vào trạng thái thần kinh như thế nào.

* Không nên quên rằng an toàn lái xe phải cần có sự hợp tác và thông cảm giữa các lái xe chứ không phải sự tranh đua, tự ái hay cáu giận.

* Nắm vững luật lệ giao thông cũng như trách nhiệm hình sự của người cầm lái.

* Đồ uống có cồn, thuốc ngủ và thuốc an thần chỉ uống trong trường hợp không phải cầm lái trong vòng 1 ngày đêm sau đó.

* Bằng lái chỉ là sự cho phép tiếp tục rèn luyện không có giáo viên dạy lái, nhưng đồng thời cũng là sự khẳng định trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả gây ra nếu lái xe không cẩn thận.

Kinh nghiệm lái xe ban đêm

Trước hết, luôn phải giữ cho kính xe sạch - cả ngoài và trong. Kính bẩn sẽ làm đèn pha các xe ngược chiều bị nhấp nháy, giảm tầm nhìn (chính vì vậy ngay cả mùa hè tốt nhất cũng nên đổ nước rửa kính vào bình chứ không chỉ là nước thường).



Tiếp theo là nên điều chỉnh độ sáng bảng đồng hồ. ánh sáng không nên quá mờ đục, phải đủ để đọc được dễ dàng các chỉ số, nhưng cũng không quá sáng gây khó chịu cho mắt người lái.

Nếu như có thể điều chỉnh góc chiếu của đèn pha thì hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí pha phù hợp với tải trọng của xe. Phần đuôi xe càng nặng (nhiều người ngồi ghế sau hay nhiều hành lý) thì mũi xe càng ngóc lên cao và do vậy góc chiếu của pha càng phải nhỏ để tránh làm loá mắt tài xế các xe chạy ngược chiều.

Cuối cùng, không nên quên chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí đi đêm (có nấc chỉnh trên gương). Nếu không hạn sẽ liên tục bị chói mắt do đèn pha các xe chạy phía sau.

Nếu thực hiện đủ các bước trên thì bạn có thể lên đường. Nguyên tắc bắt buộc là phải bật đèn pha gần, du 2 bên đường có lắp đèn cao áp sáng trưng đi nữa. Hãy ghi nhớ rằng đèn báo hiệu tai nạn chỉ bật khi xe có sự cố. Cùng với đèn pha gần, nếu cần thiết có thể bật đèn sương mù. Đèn sương mù không làm tài xế các xe chạy ngược bị chói mắt, và giúp người cầm lái quan sát hai bên vệ đường rõ hơn.

Tất nhiên, tầm quan sát sẽ rõ hơn nếu bật pha xa. Nhưng tiếc rằng pha xa chỉ có thể sử dụng trên xa lộ ngoài thành phố, hơn nữa chỉ khi nếu phía trước hay phía sau không có xe chạy ngược chiều. Khi chạy sát xe phía trước, nên chuyển sang pha gần, khi vượt qua rồi thì có thể chuyển sang pha xa. Nói tóm lại, nếu muốn vượt, tốt nhất nên nháy pha từ đằng xa để báo trước cho tài xế xe chạy phía trước.

Trên thực tế, đa số tài xế đều chuyển sang pha gần khi nhìn thấy xe chay ngược chiều. Chỉ có một số ít tài xế lái ẩu và thiếu văn hoá mới muốn làm chói mắt tài xế khác, có điều hành động này chỉ làm tăng thêm độ mạo hiểm xảy ra tai nạn giao thông.

Nói chung, dù xe chạy ngược chiều bật pha gần hay pha xa thì sau khi chạy ngang qua, trong một khoảng khắc nào đó tầm nhìn sẽ gần như bị mất. Chính vì vậy, khi chạy đến gần tốt nhất nên chạy sát bên phải đường nhìn vào mắt của phía bên phải - giúp nhanh chóng khôi phục sự quan sát cho mắt.

Một ghi nhớ quan trọng nữa. Nếu chùm đèn pha bạn bỗng nhiên không còn phản xạ lại từ các vật thể trên đường hoặc giống như là chiếu vào hang tối, thì nên hết sức cẩn thận - xe bạn dang tiến gần đến vật cản hấp thụ các chùm ánh sáng chiếu vào - chẳng hạn như rơ-moóc kéo hay tir đỗ ở vệ đường mà không bật đèn nào. Thậm chí nếu như không phải chăng nữa thì trong trường hợp này cũng nên giảm tốc độ và tăng cường tập trung để bảo đảm an toàn.

Người mới lái xe ô tô cần chú ý gì ?

Phải nắm vững luật 

- Tuy nhiên nên chú trọng vào một số nguyên tắc nhường đường. Vì mới lái phải biết nhường đường, không thể bon chen như những tay lái cứng được.



- Xe từ đường nhánh, đường không ưu tiên phải nhường cho xe đang đi trên đường ưu tiên từ mọi hướng tới. Xe lưu thông trên đường cùng cấp phải nhường cho xe đi từ hướng bên phải. Xe ngoài vòng xuyến phải nhường cho xe đã vào trong vòng xuyến trước. Xe rẽ, quay đầu phải nhường cho xe đi thẳng. Xe xuống dốc phải nhường cho xe lên dốc...

- Phải thuộc biển báo. Tập thói quen trước khi vào ngã ba, ngã tư đọc biển báo. Thông thường biển báo được đặt trước ngã ba, ngã tư, nhưng tác dụng của biển ở sau ngã ba ngã tư. Nếu lưu thông ở HN thì không nên bám theo xe buýt vì: Thứ nhất xe buýt to, cồng kềnh dễ làm khuất tầm nhìn, không xem được biển báo. Thứ hai, có một số tuyến đường ưu tiên xe buýt hoạt động, cấm ôtô, nếu bạn đi theo là bị phạt.

Canh xe

Đường trong phố không tránh khỏi những lúc ùn ứ, các phương tiện lưu thông phức hợp, nên rất dễ cọ quệt. Vì vậy bạn phải tập nhìn và ước lượng. Chi tiết phải tập như thế nào thì có nhiều bạn nói rồi. Tôi thì khuyên nên vào chỗ vắng, nhờ người có kinh nhiệm trợ giúp.

Canh với xe máy thì nên xếp mấy loại quanh ôtô của mình, ngồi trên ghế lái mà nhìn và nhớ các vị trí an toàn. Sau đó tập vài lần cho nhớ. Canh với ôtô thì tiến hoặc lùi thật sát vào mấy loại ôtô (nhờ người trợ giúp xi-nhan), ngồi trên ghế lái quan sát và nhớ những vị trí an toàn. Sau đó tập vài lần cho nhớ.

Các kỹ năng phối hợp côn, số, ga, phanh

Đi nhiều sẽ nhuần nhuyễn. Đề pa cũng nên tập ở những chỗ vắng.

Lùi và quay đầu:

Theo tôi kỹ năng này bạn phải tập rất nhuyễn. Đường trong phố hẹp, đông, nhiều loại phương tiện cùng tham gia GT. Đúng luật phải quay đầu ở ngã 3, ngã 4, nơi có đường giao cắt hoặc những chỗ cho phép quay đầu. Nhưng chạy trong phố không phải lúc nào cũng theo luật được. Quay đầu sao cho ít ảnh hưởng đến các phương tiện khác, không gây cọ quệt, tai nạn... cũng là vấn đề nan giải với những lái mới. Bạn cũng phải tập lùi nữa, nhất là ghép ngang, thực tế hay gặp phải.

Lên cầu rửa xe:

Vừa đề pa, vừa căn vệt bánh xe, không thì rất dễ sa hố. Đây cũng là huống khó đối với lái mới. Tất nhiên khó quá thì nhờ thợ rửa xe họ lên hộ.

Vào ga ra của các khu văn phòng hoặc TTTM

Xuống hầm thì dễ rồi, nhưng phải cho xe lên tầng 3 với đường dốc quanh co, lại hẹp và tối là hoàn toàn không dễ với lái mới. Lùi đề pa ở những chỗ này thì mới lái chắc không thực hiện được.

Vào vòng xuyến bị ùn tắc

Tình huống này không khó. Nếu bạn vào vòng xuyến có độ dốc, thường xuyên ùn ứ như vòng xuyến Lò Đúc, Trần khát Chân, Kim Ngưu mà đi từ hướng Kim Ngưu lên rẽ ra Trần Khát Chân, gặp phải hôm tắc đường xe máy, ôtô bon chen lộn xộn thì quả là khó.

Lúc đó phải bình tĩnh, chậm rãi, đúng đường, đúng luật mình đi, sẵn sàng phanh, đề pa liên tục, có chết máy khởi động lại. Quan trọng là không để xe trôi, không để xe húc đít xe khác...

Những kỹ năng cần thiết khi đi số sàn

Tập "ru ga"

Bất cứ khi nào trong đầu nghĩ cần "ru", chân chỉ cần tựa vào bàn đạp ga, vòng tua máy đạt 1.000 - 1.200 vòng/phút là đạt. Đó là mức tối thiểu để đi các số mà xe không giật. Nếu đường đông, không cần “mức đấy hoặc hơn thế nữa” thì chuyển sang chờ ở chân thắng là vừa.



Nhận biết điểm sang số

Tùy vào đời xe với thiết kế động cơ và hộp số mà có ngưỡng chuyển khác nhau. "Mẫu số chung" khi leo lên xe lạ thường là tua máy.

Depa từ số 1: chả cần lên ga, cho côn bắt chầm chậm. Khi xe lăn bánh thì đệm ga là vừa. Đấy gọi là "đi côn trước", khởi động dịu dàng. Đối với người chân côn chưa chuẩn, chỉ cần “đi ga trước” bằng cách cho ga tua lên 1.000 vòng/phút rồi mới nhả côn, xe sẽ không chết máy.
.
Từ số 1 - 2: tua máy khoảng 1.400 - 1.800 vòng/phút chuyển sẽ được. Từ 2 - 3 tua khoảng 1.300 - 1.700. Khi ở số 2 nếu không khéo các bác tài sẽ cho những người đồng hành gật gù. Từ 3-4, 4-5 nói chung lên số khá êm, vòng tua để khoảng 1.200 - 1.600 vòng/phút.

Sau bước làm quen giúp tìm được điểm sang số thích hợp cho mỗi xe. Chỉ cần nhớ “vận tốc ở 1.000 vòng/phút của số lớn sẽ là điểm êm ái tiếp nhận số nhỏ”. Ví dụ, khi xe bạn chạy trên đường bằng, ru ga 1.000 vòng/phút ở số 2, bạn thấy nó chạy khoảng 10-12 km/h. Chuyển về số 1, vòng tua máy đạt 1.500 vòng/phút. Vậy khi đi số 1 mà vòng tua đến 1.500 vòng/phút ta chuyển sang số 2. Thực hiện các tương tự để tìm điểm rơi cho các số 3, 4...

Về số là khi chạy xe cao xe bị phanh lại, ga xuống 1.000 vòng/phút. Nếu đường đông, vẫn phải tiếp tục giảm tốc, bạn cần rà thắng, nhả côn để nó bắt êm ái. Nếu đường cho phép duy trì tốc độ ấy chứ không giảm hơn nhiều thì bỏ thắng giữ ga cao một tí (khoảng 1.200 vòng/phút) mới bắt côn để xe không khựng lại. Khi tăng tốc cũng thế, nhưng nếu lỡ “rú” ga cao hơn so với mức cần thiết, thì vê côn để việc tăng số được êm ái.

Chân côn linh hoạt - thách thức tài non

Nổ máy, vào số và nhả côn, bạn sẽ thấy nó có 3 khoảng khác nhau. Khoảng đầu từ khi chân côn kịch sàn tới khoảng 1/4 hành trình, côn chưa bắt nên có thể chuyển số. Đây là khoảng “chết” của côn, nếu với dân mê tốc độ, cái khoảng này rất lợi hại. Khoảng dài 1/2 hành trình tiếp theo, côn bắt tăng dần, xe tăng tốc theo mức tăng ga.

1/4 hành trình còn lại, dù nhả chân côn hay không thì xe vẫn thế. Đó là khoảng trượt dùng để “đỡ côn” khi qua đường xấu hoặc lỡ đi số cao mà vận tốc hơi thấp nhưng không tiện về số vì tăng tốc ngay sau đó. Nếu đỡ quá khoảng này vào cùng hoạt động của côn thì xe sẽ giảm tốc. Nguyên tắc khi nhả côn là nhanh dần đều. Khi đang nhả chân côn mà cần cắt ngay thì đạp dứt khoát rồi sau đó tiếp côn lại chứ đừng ngập ngừng xe sẽ giật.

Ấn ga thay vì đạp ga

Cư xử dịu dàng với chân ga, xe sẽ tăng tốc mượt mà. Một số bác xe tải quen vù ga dồn số khiến em nó gầm nên nghe chả dịu dàng chút nào. Bản thân mình chỉ dùng cạnh giày để đi ga trong phố chứ hiếm khi để bàn đạp ga ở giữa bàn chân.

Rà phanh để tránh phải rửa nội thất

Trừ trường hợp có sự cố, còn bình thường nên “rà” thắng và cảm nhận sự giảm tốc chứ đừng đạp hứ hự. Vì bạn sẽ có nguy cơ rửa nội thất xe đấy! Rà cho đến khi nào gần đứng hẳn thì nhả ra một tí cho xe tự dừng chứ đừng “cầm cự đến phút cuối”. Bạn cứ thử và cảm nhận sự khác biệt, làm thế nào mà hành khách trong xe không hề biết xe đã dừng là đạt.

Tăng ga, nhả côn và “nghe” xe tăng tốc

Ấn ga làm sao khi nhả côn đến khoảng chừng 1/2 hành trình là xe đạt ngưỡng chuyển số tiếp theo, đạp nhẹ côn nhưng dứt khoát chỉ cần vào khoảng chết là tiếp tục sang số và lại nhả côn.

Nếu bạn nhả hết rồi lại đạp côn kịch sàn, bạn sẽ nghe tiếng “khục” khi bắt côn số mới. Cảm giác khi chân côn khi ấy giống như lúc "nhồi bóng rổ". Bóng đi lên, tay vừa chạm vào bóng, vừa nương theo nó lên đỉnh rồi mới nhấn xuống.

Nguyên tắc 10 giây trong phố

Đi trong phố, tài xế cần dựa vào tính huống giao thông và dự đoạn tốc độ tối đa sẽ đi. Bạn chỉ có 10 giây để đạt tốc độ này. Sau đó bỏ hẳn chân côn, "bây giờ ai bảo số càn không bằng số tự động"! Đường thoáng, có thể đi số 3 hoặc 4, đệm ga khoảng 1.500 vòng/phút.

Những yếu tố tác động khiến lái xe mất tập trung

Tính tò mò khiến nhiều người muốn khám phá bảng điều khiển trên xe lạ, họ thích tìm hiểu chức năng của các phím, nút. Hành động nhỏ nhưng lại hút một phần sự tập trung của lái xe. Tồi tệ hơn nếu không hay ấn phải các nút ảnh hưởng tới hệ thống lái.



Hành khách ngủ trên xe không phải là hiếm, đặc biệt trong những hành trình dài. Trạng thái say giấc nồng của những người xung quanh dễ gây cảm giác buồn ngủ cho tài xế.

Tức máu anh hùng, sắc mặt "chiến đấu" cùng những từ "nóng" trong va chạm hoặc tình huống giao thông không chỉ gây phiền nhiễu, mất tập trung cho lái xe mà còn khiến các tài xế khác tức giận dẫn đến những cuộc nói chuyện bằng chân tay.

Để chân trên bảng táp lô hoặc ngoài cửa kính, tay dang rộng ở vị trí không thích hợp sẽ tạo ra hình ảnh phản cảm, đồng thời gây mất an toàn khi phanh gấp.

Ca-bin đầy ắp âm thanh của danh ca nghiệp dư. Kẻ hát say sưa, người nghe nhăn nhó mặt mày.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Những chú ý khi lái xe trong dịp Tết

- Sức khỏe tốt. Đồng nghĩa rằng hôm trước chớ ăn uống quá mức. Đừng để vừa đi vừa giải quyết hậu quả các món ăn. Đừng để bia rượu làm bạn uể oải. Dĩ nhiên, cố gắng tránh chúc tụng quá đà, khiến bạn mất ngủ rồi lại gật gà hôm sau.



- Trước khi đi, bạn nên kiểm tra: Thời tiết và xe.

+ Thời tiết: Xem tin tức thời tiết và kết hợp với việc bạn quan sát thực tế. Trời miền bắc chắc chắn sẽ lạnh rồi, nhưng xem có mưa hay không. Mưa phùn làm đường trơn, tầm nhìn hạn chế. Nghĩa là bạn phải cẩn trọng hơn trong mọi tình huống.

+ Xe: Nếu xe riêng của gia đình, trước Tết nên cho vào xưởng kiểm tra bình ắc-quy, lốp, phanh...Nếu xe thuê tự lái, bạn nên bảo chủ cửa hàng kiểm tra giúp những điều đó, nhất là bình ắc-quy, lốp cùng hệ thống phanh. Tránh chuyện giữa đường nghỉ ngơi tí, xong đề không nổ do hết điện hay xịt lốp. Ngày đó khó kiếm chỗ sửa và gọi cứu hộ lắm đấy.

+ Sáng dậy, đi vòng quanh xe, nhìn 4 cái lốp xem có căng không (nếu chưa quen thì nên nhờ ai đó hoặc chỗ thuê xe), ta-lông lốp ở mức độ nào, 4 bánh có mòn ta-lông đều nhau không. Sau đó mở nắp ca-pô đằng trước, kiểm tra đổ nước mát và nước rửa kính đầy đủ nhé.

+ Tốt nhất nên tự chạy một đoạn và thử phanh. Từ việc thử rà phanh cho đến phanh gấp để biết phanh xe ở mức độ nào, sâu hay nông, có tốt hay không tốt và có trục trặc gì không. Nếu không biết được điều đó, đi đường phanh không theo ý muốn sẽ làm bạn bối rối.

Kết hợp thử phanh thì thử côn (ly hợp) luôn (nếu là xe số sàn). Xem côn có "ngọt"? Có dắt số khó vào không. Làm thế để dọc đường bạn chủ động và "biết" về tật của "vợ hai".

+ Kiểm tra vật dụng. Bộ phụ tùng, lốp dự phòng, có thể có thêm mấy đoạn dây điện và đèn pin. Bạn nên biết cách thay lốp dự phòng. Vật dụng cá nhân như nước, đĩa nhạc, giấy vệ sinh, túi nilon...đồ ăn dọc đường.

- Nào, giờ cùng lên đường: Ngồi lên cabin, trước mặt là vô-lăng rồi. Thở một hơi thật sâu, chỉnh ghế và gương ở vị trí hợp lý nhất. Thắt dây an toàn, nhắc vợ kiểm tra lại lần cuối còn thiếu gì không (vì nếu thiếu, dọc đường cứ hay lăn tăn nghĩ đến thứ thiếu đó sẽ mất tập trung). Có thể buông một câu đùa vui với vợ và cậu con trai.

tiguan-1360290004_500x0.jpg

Nổ máy và để xe tự nhiên khoảng 15-30 giây nhé. Tai lắng nghe, xem tiếng máy có gì lạ? Mắt quan sát hệ thống đèn báo động cơ, đèn báo cửa chưa đóng kín, đồng hồ báo xăng...thử luôn hệ thống đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu. Nếu có bất thường thì phải khắc phục ngay.

Đấm số, nới côn, thả lỏng tâm hồn, vẫy tay hôn tạm biệt mọi người và từ từ lăn bánh!

Bạn hãy nhớ cho mình câu này thôi: Mười vụ tai nạn chín vụ nhanh, Xe nhanh anh hùng không được lái. Bình tĩnh mà đi nhé bạn, không vội vã, không lấn đường, không bực tức, không cản đường thằng khác. Nhanh chóng nhớ lại những gì học ở trường dạy lái, ở sách vở, báo chí, bạn bè để có chút kiến thức cho cuộc hành trình. Đi đúng tốc độ qui định.

Lễ Tết các "anh ý" không làm anh hùng núp đâu, nhưng tập thói quen chạy đúng luật. Đường có đông nhưng đừng lạm dùng còi nhé. Còi inh ỏi làm kinh động đến các cậu gà trống choai choai, lỡ ăn phải mấy hạt cơm ủ rượu, húng lên là hỏng hết Tết của gia đình bạn đấy.

Hãy thư thả, "chú nhất, anh bét chứ không cần làm nhì". Anh cứ cho chú đi trước còn anh thư thả anh đi. Anh đi thì anh đến, chú chạy thì chú cũng đến nhưng coi chừng đến bệnh viện! Một điều nữa, hãy nhớ xe mình là "vỏ trứng". Dễ "vỡ" lắm đấy nên xử lý non đi (ở đây không phải là non tay) mà là xử lý sớm chút. Đừng đến đít rồi mới phanh dúi phanh dụi, nhất là trời mưa đường trơn. Bạn có nguy cơ hôn đít xe khác. Chán lắm! Xe sau hôn đít bạn thì bạn cũng không vui tí nào.

Cố gắng côn số hợp lý, đừng để xe chết máy, đừng chạy quá chậm hoặc giật cục. Đừng có thói quen hơi một chút là phanh đỏ đít lên, xe sau khó chịu lắm và nó sẽ cố vượt, dễ gây chuyện đó. Phóng tầm mắt quan sát rộng và xa ra, tiên đoán tình huống. Có thể vượt khi được phép hoặc an toàn. Xe yếu đừng cố quá nhé.

Quan sát kỹ xe chạy trước hoặc ngược chiều. Và điều nữa là đừng bao giờ xa rời gương chiếu hậu!

Nếu có thói quen hút thuốc nên nghỉ hút chứ đừng vừa chạy vừa hút. Có điện thoại nên để vợ nghe (nhạy cảm thì cúp ngay) vì nếu chạy chưa quen dễ mất tập trung lắm. Gặp sự cố, quan trọng là bình tĩnh. Ví dụ như có xe cắt mặt, đánh võng hoặc phanh gấp thì kìm nén hết sức, xử lý tình huống.

Hoặc chậm chậm mà đi, hoặc là dừng lại cho nó đi hẳn. Sẵn sàng bấm 113 khi cần. Đừng ngại!

Những lưu ý cần thiết cho sự an toàn của con cái

1. Không sử dụng ghế nâng cho trẻ nhỏ

Ghế nâng chiều cao (booster seat) là loại ghế đệm đặt thêm để nâng chiều cao, giúp trẻ vừa vặn với dây an toàn. Dây an toàn không thiết kế cho trẻ em, thậm chí còn gây khó chịu. Ở tầm tuổi 10-12 trở lên, tầm vóc của trẻ mới bắt đầu phù hợp với dây an toàn.



2. Cài đặt khoảng cách rộng giữa các ghế

Trẻ em chưa thể chủ động trong việc ngồi yên một chỗ như người lớn. Do đó nếu để khoảng cách rộng giữa các ghế, sự hiếu động có thể khiến con bạn bị thương khi lọt chân, tay xuống sàn.

3. Thắt dây đai sai vị trí

Dây đai ghế nâng thường được dùng cho trẻ sơ sinh. Nếu không thắt đủ chặt cũng như sai vị trí, quá thấp xuống bụng hay quá cao lên ngực có thể khiến bé bị ngã do chưa thể tự lấy thăng bằng khi xe qua những khúc cua.

4. Để trẻ ngồi ở hàng ghế trước

Trẻ em hay hiếu động nên thích ngồi với bố mẹ ở hàng ghế đầu, đó là vị trí không an toàn khi chẳng may phanh gấp hay đường xấu. Bảng tap-lô phía trước không phải là đệm êm cho trẻ.

5. Không khóa cố định cửa

Cửa hay kính cửa đều có những nút điều khiển gần tầm với của trẻ, nếu không khóa cố định sẽ gây nguy hiểm nếu trẻ tò mò nghịch ngợm.

6. Chở đồ vật nguy hiểm trên xe

Những đồ vật sắc như dao, kéo hay cả vật nuôi dễ gây thương tổn. Lưu ý cất gọn mọi đồ đạc vào cốp xe khi chở con trên xe.

7. Cho trẻ chơi đồ chơi

Để tập trung lái, nhiều ông bố bà mẹ thường cho con chơi đồ chơi, nhưng lại tiềm tàng sự nguy hiểm bởi trẻ sẽ không tự chủ khi đang tập trung, hơn nữa hành động này cũng chi phối sự chú ý của bố mẹ với con cái.

Kinh nghiệm lái ôtô đường dài

1. Bám đuôi trong cơn mưa

Bám đuôi là điều không nên làm với một lái xe trên đường cao tốc, đặc biệt trong điều kiện trời mưa. Những tác động kéo theo như tầm nhìn giảm, đường trơn, vội vàng khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn hơn bình thường. Sẽ dễ dàng đâm đuôi xe trước nếu có sự cố bất ngờ phải phanh gấp.



Để tránh tình trạng này, cần giữ khoảng cách đủ để phanh trong cơn mưa, từ từ giảm tốc nếu gặp chướng ngại vật phía trước chứ không đạp phanh gấp, dễ bị trượt bánh. Ngoài ra sử dụng cần gạt nước để tạo điều kiện quan sát tốt nhất.

2. Đổi làn tùy hứng không quan sát

Đường cao tốc, đường quốc lộ có nhiều xe di chuyển nên việc tùy tiện chuyển làn đường có thể khiến lái xe gặp phải những tai nạn không đáng có.

Muốn chuyển làn thành công trước hết cần tuân thủ luật giao thông, chỉ chuyển làn ở nơi có vạch kẻ đường cho phép chuyển làn. Quan sát các xe di chuyển trước sau, điều quan trọng là giữ tốc độ hợp lý, không đi vào điểm mù của xe trước và tạo thị trường rộng nhất để quan sát xe đi sau.

3. Song song với xe tải

Đi song song với những chiếc xe tải có kích thước khổng lồ, tốc độ di chuyển chậm chạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ là điều tối kỵ nếu không ở trong tình thế bắt buộc.

Để tránh gặp hoàn cảnh này, nếu đi cùng làn cần vượt xe tải ngay khi có cơ hội, không chần chừ làm ảnh hưởng thời gian cả cuộc hành trình, nhưng cũng không vội vã vì chỉ một sai lầm nhỏ sẽ trả giá lớn.

4. Sử dụng đèn pha-cốt không đúng cách

Nhiều người sử dụng đèn không đúng cách khi chỉ để ở pha hoặc cốt mà không tùy tình huống. Trong điều kiện đường tối, không có đèn đường cần giữ khoảng cách hợp lý với xe trước và sau. Để ở pha khi khoảng cách lớn, chuyển về cốt, nháy đèn nếu gặp xe ngược chiều...

5. Vượt qua rồi giảm tốc

Nhiều người có thói quen lái xe nhấn mạnh ga vượt qua xe trước mặt rồi bất ngờ thả ga giảm tốc vì cho rằng đã vượt được là an toàn. Điều này là sai lầm, ít nhất tài xế cần duy trì tốc độ bằng với xe đã vượt để đảm  bảo khoảng cách an toàn.

6. Đột ngột dừng nghỉ

Trên đường cao tốc thường có những đoạn dừng nghỉ cho xe gặp sự cố hoặc người mệt mỏi muốn nghỉ ngơi. Không đột ngột tạt đầu loạt xe ở làn sát lề đường để đến nơi dừng chân. Cần định hình vị trí từ trước, sau đó dần chuyển vào làn thích hợp nhất gần với nơi dừng chân.

7. Đan làn như môtô

Kích thước ôtô quá lớn để có thể thoải mái lượn đi lượn lại như môtô, do đó việc đan làn không những vi phạm luật giao thông mà còn gây nguy hiểm cho dòng giao thông bên cạnh.

8. Nhập làn không quan sát

Rất nhiều người sau khi dừng nghỉ trên đường leo lên xe và nhấn ga nhập làn giao thông mà không cần biết phía sau có những gì. Lái xe cần bình tĩnh quan sát trước sau, bật tín hiệu xin nhập làn đến khi các xe đi tới nhận biết và có dấu hiệu nhường đường thì mới từ từ vào làn.

9. Đi chậm là an toàn

Quan niệm đi chậm là an toàn không phải lúc nào cũng đúng, nhất là trên đường cao tốc. Với tốc độ trung bình khoảng 80 km/h mà lái xe di chuyển với 60 km/h sẽ rất nguy hiểm nếu xe phía sau không nhận biết chính xác tốc độ, nên không hãm tốc đúng lúc. Chậm, nhanh chỉ là khái niệm tương đối, mỗi tài xế cần di chuyển với tốc độ phù hợp với mạch giao thông chung.

Kinh nghiệm lái xe số tự động

Tôi muốn giới thiệu cùng các bạn để rút kinh nghiệm và tránh phạm phải sơ ý như tôi khi dùng xe số tự động.



Hôm đó trời nắng nóng, tôi đi cùng một người bạn. Đỗ xe ở vỉa hè một đường phố, tôi bận việc chừng 15 phút nên xuống xe bảo người bạn chờ. Vì trời nóng nên tôi vẫn cho nổ máy xe và bật điều hoà, mở nhạc cho người bạn ngồi chờ trong xe, cần số để ở số N (số mo) và kéo phanh tay (tôi quen xe số sàn hay để như vậy).

Chừng 5 phút thì bạn tôi gọi điện thoại hốt hoảng thông báo là xe đang đứng yên thì tự động lùi thẳng ra đường khiến nhiều xe trên đường phải tránh dạt. Xe chỉ dừng lại khi trèo lên phía vỉa hè đối diện và 2 bánh trước vướng gờ vỉa hè ko lùi tiếp được. Tôi chạy vội quay lại nhảy vào xe thì thấy số N đã bị trượt sang số lùi (R) và camera lùi vẫn kêu tít tít báo hiệu nguy hiểm.

Nghĩ lại tôi thấy mình đã phạm 2 sai sót: thứ nhất dừng xe đỗ lại mà không đưa số về P (đỗ xe); thứ 2 là kéo phanh tay không hết cỡ. Mong các bạn chú ý nhé.

Kinh nghiệm lái xe số tự dộng (AT)

ngay từ đầu nên luyện cách vào xe thế nào cho đẹp, tránh trường hợp chân nọ tranh chân kia, lên xe mà như chui vào xe làm mất cái oai cái sang của người lái. Mở cửa xe bằng tay trái, lên xe từ tốn, không để vấp chân vào bậc cửa, làm sao để thể hiện được nét “sang” trong thao tác đó. Xuống xe cũng thế, có người xuống xe mà bị hụt chân làm người xiêu vẹo trông thật thảm thương.



Lên xe là đóng cửa và ấn chốt an toàn ngay.

- Bắt đầu chỉnh nghế: Việc đầu tiên là chỉnh độ xa của nghế. Đối với xe số sàn thì phải chỉnh tầm nghế để làm sao cho khi đạp Côn hết tầm thi chân vẫn còn chùng một tí, nếu chùng nhiều thì sẽ bị ngồi quá gần vô lăng mà lái thiếu cơ động, nếu để nghế ngồi quá xa có thể đạp Côn không hết hành trình làm Côn cắt không hết. Tiếp tới chỉnh độ nghiêng tựa lưng của nghế, cố gắng chỉnh sao cho khi ta sát lưng vào nghế và duỗi thẳng tay trái, đặt thẳng bàn tay lên đỉnh vô lăng thì cườm tay vừa chạm đỉnh vô lăng. Với cách chỉnh nghế và tư thế ngồi như vậy sẽ giúp người lái vừa cắt côn đúng kỹ thuật, vừa ngồi thoải mái, tay quay volang cũng nhẹ nhàng đủ lực, đủ vòng. Các bạn mới lái xe thường do chưa quen mà căng thẳng nên hay ngồi sát vô lăng. Ngồi như thế trông thật gò bó, mới nhìn là biết ngay là mới học lái xe. Có người ngồi thẳng đơ lưng, lại có người ngồi như ngả ra trên lưng nghế. Cả hai cách ngồi đó đều không đẹp và không thuận lợi khi lái khẩn cấp. Chỉ nên chỉnh nghế để tựa lưng nghiêng vừa phải. Cách ngồi đẹp và đúng giúp lái xe thao tác tốt, lái được đường dài mà không mệt, người khác trông cũng thấy đẹp, khách ngồi trên xe cảm thấy yên tâm mà tấm tắc khen trong lòng.

Những xe có thể chỉnh được nghế theo nhiều hướng, hoặc Volang cũng có thể gật gù, thò thụt thì càng giúp lái xe dễ tìm cho mình vị trí lái đẹp nhất và thao tác thoải mái nhất rồi lưu lại vị trí ngồi vào bộ nhớ ưu tiên.
Đối với xe AT thì người lái không còn phải bận tâm đến chân côn, chỉ việc để chân trái lên bàn nghỉ. Cách chỉnh nghế cũng như vô lăng như tôi nói ở trên.

- Thế tay trên vô lăng. Tay trái cầm ở vị trí số 10, ngón tay cái duỗi thẳng trên mặt dọc theo vành volang, các ngón khác khom lại theo vành của volang. Tay phải đặt ở vị trí số 3, ngón tay cái cũng duỗi thẳng trên mặt của vành volang, các ngón tay khác khom lại theo vành volang. Do cách cầm volang như vậy nên khi cần xoa tay trên volang thì ngón tay cái không bị vướng vào nan hoa của vành vô lăng. Tư thế cầm volang 10+3 là tư thế lái cơ bản. Khi lái một tay trái thì tay trái vẫn cầm ở vị trí số 10. Khi lái một tay bằng tay phải thì tay phải đặt ở vị trí số 2, cách phân bổ ngón tay vẫn giống khi cầm tay trái ở vị trí số 3.

Một số người có thói quen khi lái xe là cầm vô lăng ở số 6, 7, 5…Ở những vị trí này người lái không thể nào quay volang nhẹ nhàng và linh hoạt được. Bình thường thì không sao, nhưng khi gặp phải tình huống khẩn cấp thì sẽ biết nhau ngay, oan gia gặp phải chuyện buồn là điều khó tránh. Lại có người lái một tay mà lại đặt bàn tay duy nhất trên vô lăng ở vị trí số 6 – thật là điếc không sợ súng, chẳng có kỹ thuật nào, chẳng có bài vở nào, chẳng có thầy dạy lái nào khuyến cáo lái xe như thế cả.

Về cơ bản là phải lái bằng hai tay, đặc biệt khi lái xe trên đường miền núi. Lái một tay chỉ nên khi đường thoáng, tầm nhìn xa, ít có thể xuất hiện tình huống khẩn cấp – lúc đó ta có thể thư giãn tí chút bằng việc lái một tay. Tuy là lái một tay nhưng tay vẫn nên đặt ở vị trí cơ bản là số 10 hoặc số 2 ( khi lái một tay bằng tay phải ).

Khi cần lái sang trái thì tay phải vuốt sang bên trái, tay trái kéo xuống. Khi cần lái xe sang bên phải thì tay trái vuốt sang bên phải, tay phải kéo xuống. Khi cần lái có góc lớn thì bắt chéo tay để lái. Nhịp nhàng chuyển tay phía dưới đưa lên đỉnh volang. Lúc trả vô lăng để lấy lại hướng lái thì làm ngược lại.

Kỹ thuật bắt chéo tay lái không nên lạm dụng nhiều, chỉ dùng khi chuyển hướng lái gấp, vòng quay hẹp. Không thực sự cần thiết thì không bắt chéo tay để lái, vì trong nhiều trường hợp khi bắt chéo tay để lái thì tay nọ có thể khóa tay kia, cả hai tay bị sử dụng mà thiếu đi một tay dự phòng khi cần phanh tay bổ trợ. Góc cua gấp, bán kính bé thì mới phải dùng kỹ thuật bắt chéo tay.

Một số bạn có thói quen thả tay lái để volang tự quay trả lại. Đây là việc làm không đúng kỹ thuật. Không phải lúc nào volang cũng tự quay trả như ý ta muốn, đặc biệt nếu xe vận hành trên đường chất lượng kém, đường có đá dăm, đường cấp phối, đặc biệt là đường miền núi, cua gấp. Tôi không bao giờ thả tay cho volang tự quay. Không có gì bằng người lái chủ động tay lái, lúc nào cũng hướng được xe đi theo ý muốn của mình. Các bạn đã bao giờ gặp phải tình huống đi đường miền núi, đường đá dăm mà lại cua tay áo, khi xe nghiến phải một cạnh bên của cục đá, xe có thế lắc nghiêng và vằng tay lái, nếu khi đó ta bỏ tay lái để mong volang tự quay thì sẽ thế nào nhỉ??? Tôi không dám nói tiếp nữa trong tình huống đó…

Quay volang như thế nào là đủ là đúng lúc để có thể chuyển hướng xe theo ý muốn – đây chính là Cảm giác lái. Muốn có được cảm giác lái thì người lái xe phải luyện, chỉ có luyện mới có được sự tinh tế này. Ở đây cũng thể hiện sự khéo léo của người lái xe. Tiến đã phải luyện, lùi xe lại càng phải luyện nhiều hơn. Cách luyện tốt nhất là kẻ hình ziczac mà lái theo, thu hẹp dần độ rộng đường ziczac là cách tốt nhất. Bạn có thể thử tay lái của mình để xem sự khéo léo và cảm giác lái như sau: Xếp cọc tiêu cao ngang với hai gương chiếu hậu ( ở hai bên thành xe trước người lái), hai cọc hai bên, mỗi cọc cách mép ngoài gương chỉ 10 cm. Phóng xe qua với tốc độ khoảng 40 km/g, cọc tiêu có chạm gương không? Phải luyện rất nhiều mới có thể tự tin để lái được như thế. Khái niệm cảm giác lái còn phải đi đôi với tốc độ nữa. Có thể bạn lái qua được bài test với tốc độ chậm, nhưng không qua được với tốc độ nhanh hơn. Hãy luyện cảm giác lái bắt đầu bằng tốc độ chậm rồi nâng dần lên. Cảm giác lái tốt là cảm giác tốt với khoảng cách cộng với tốc độ. Cũng một đoạn đường mà có người lái chậm như rùa bò, trong khi đó lại có người nhẹ nhàng nhanh chóng vượt qua. Tất nhiên ta cũng còn một số yếu tố khác ảnh hưởng tới cảm giác lái như: chủng loại, đẳng cấp của xe…, nhưng ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến kỹ thuật cơ bản mà người lái cần phải trao dồi. Các bạn, không vặn người khi quay volang, chỉ dùng tay mà thôi.

Cảm giác lái tốt cho phép người lái điều khiển xe dễ dàng trong địa hình chật hẹp, đi đường miền núi lắm Cua tay áo vẫn lái được dẻo, xe không bị gật gù. Phải lái làm sao để người đi sau nhìn lên thấy xe của bạn chạy ôm cua dẻo, lả lướt mà vẫn bám sát vạch phân cách, không lấn sang phần đường ngược lại. Được xe đi sau nhìn mà khen thì mới thực sự đáng tự hào.

Dừng thư giãn tí chút các bạn, tôi kể cho các bạn nghe 2 tình huống khẩn cấp mà tôi đã từng gặp phải trên đường ra Móng Cái 6 năm trước. Các bạn hẳn cũng biết rõ đường từ Tiên Yên đến Móng Cái hồi chưa được cải tạo là thế nào. Thôi thì đủ loại xe đại xa lấn đường chém cua, xe máy chở hàng lậu thì phóng bạt mạng, tạt đầu, vượt ẩu là chuyện thường tình. Qua Tiên yên được một lúc thì đến đoạn đường hẹp, bên trái có hàng cây. Tôi và một xe tải ngược chiều từ móng cái về đang chuẩn bị tránh nhau, khi xe của tôi và xe tải ngược chiều đến sát đầu xe của nhau thì đột nhiên xuất hiện một chú xe máy lao lên để vượt xe tải cùng chiều, nhìn thấy xe của tôi thì chú xe máy lung túng không thể nào xử lý được nữa nên xe máy cứ lao thẳng. Như vậy: cái xe máy đang đối đầu xe của tôi trong khoảng cách quá gần. Tôi lập tức đánh tay lái tránh khẩn cấp sang bên phải rồi đánh khẩn cấp quay trở lại. Nếu chậm trong tích tắc thì chú xe máy có lẽ đã thành bã, hoặc tôi chậm trong tích tắc để quay ngoắt đầu xe trở lại thì xe của tôi đã bị đâm vào hàng cây bên đường. Tôi đã thực hiện một cua gấp khủng khiếp, vòng cua không thể bé hơn, thời gian tính bằng phần trăm giây để ôm trọn lấy cái xe máy, cái xe máy đã lọt thỏm trong vòng cua của xe tôi, còn cái xe tải thì án ngữ ở vị trí đáy của vòng của. Thưa các bạn, Sự việc sẽ ra sao nếu lúc đó tôi lái một tay, sẽ ra sao nếu tôi phản ứng chậm trong phần trăm giây? Trong tích tắc đó tôi chỉ biết trông chờ vào chính mình. Chưa hết, chỉ khoảng 30 phút sau tôi lại gặp phải tình huống tương tự, nhưng lúc này thì cái xe máy được thay thế bằng một cái oto. Cái otô thư 3 đó vượt lên cái xe ngược chiều với xe tôi, khi xe của tôi chuẩn bị tránh xe tải. Rất may là tài xế cái xe thứ 3 đó tuy vượt ẩu nhưng phản xạ cũng rất nhanh đã cùng tôi tránh về hai phía mà thoát.

Hai tình huống khẩn cấp xảy ra trong vòng 30 phút làm cho mấy người bạn ngồi trong xe của tôi tái mặt, run lập cập. Tôi nghiệm ra là: chẳng ai có thể mạnh miệng mà cho rằng mình lái giỏi, lúc nào cũng học hỏi luyện tay nghề là hơn. Nhiều khi những tình huống quái ác là do khách quan bên ngoài gây ra như là thử bản lĩnh của người lái xe vậy.

- Bóp còi.

Thưa các bạn, chúng ta đang nói về văn hóa dùng còi vậy nên sử dụng còi sao cho hợp lý. Còi là để cảnh báo cho người và phương tiện tham gia giao thông, còi dùng để xin đường khi muốn vượt xe trước…Đã có nhiều bài viết về văn hóa dùng còi nên tôi sẽ không nói nhiều về việc sử dụng còi nữa mà chỉ nói về kỹ thuật bóp còi mà thôi.

Còi có thể được bóp bằng ngón tay cái của bàn tay phải, hoặc của bàn tay trái, của cả hai ngón tay cái của hai bàn tay, hoặc của cả bàn tay nào đó. Bóp như thế nào là còn tùy tình trạng cầm vô lăng và còn phụ thuộc vào thiết kế vị trí còi của từng xe. Tôi chỉ muốn nói thêm về khả năng bóp còi khác mà thôi. Tôi còn bóp còi bằng cườm của bàn tay hoặc khuỷu của tay phải hoặc trái khi đi đường miền núi, khi đó cả hai tay cầm vô lăng, có những tình huống nếu bóp bằng ngón tay cái, hoặc ấn bằng cả bàn tay là không nên vì không nên bỏ tay ra khỏi vô lăng. Đang vào cua tay áo mà gặp xe hoặc người, súc vật cản đường, nếu bóp còi theo kiểu thông thường thì tôi nghiệm ra là không phải thượng sách, chính vì vậy tôi đã tập ấn còi bằng cườm của bàn tay hoặc khuỷu của cánh tay. Nếu ta không tập cho thành thói quen dùng còi bằng nhiều cách khác nhau, nếu lúc nào cũng chỉ dùng ngón tay cái để ấn còi thì – vị trí bị ấn còi thường xuyên đó trên vô lăng sẽ bị mòn mà bóng loáng lên, trông thật khó coi, xấu xe…Nếu lúc nào cũng chỉ có một cách thì cũng có phần thiếu bay bướm trong thao tác, có nghiệp dư lắm chăng?